“Bệnh của tôi có thể điều trị được?”. Câu hỏi cho thấy sự lo lắng của người bệnh về tình trạng của mình. Thực tế, ung thư là căn bệnh nguy hiểm song không phải vô phương cứu chữa. Nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu thì khả năng vượt qua khá khả quan. Chẳng hạn, phát hiện ung thư tiền liệt tuyến kịp thời, nam giới có tới 90% cơ hội qua khỏi.
“Tôi đã mắc loại ung thư gì? Nó nằm ở đâu và đã di căn chưa?”. Nhiều người không bao giờ nghĩ mình sẽ mắc ung thư. Do vậy, mọi thông tin về căn bệnh khá xa lạ với họ. Ngoài việc tìm hiểu thông tin trong các tài liệu y khoa, báo chí, bệnh nhân nên hỏi trực tiếp bác sĩ của mình để họ thông báo cũng như giới thiệu lộ trình điều trị phù hợp. Không nên tự ý quyết định điều gì để dẫn đến trường hợp đáng tiếc. “Bệnh của tôi đang ở giai đoạn nào?”. Xác định được giai đoạn bệnh phát triển là yếu tố quan trọng để đưa ra giải pháp điều trị và tiên lượng hiệu quả chạy chữa. Bệnh được chia thành bốn giai đoạn thông qua việc đánh giá kích thước khối u, hạch bị tế bào ung thư xâm lấn. Để có được câu trả lời chính xác nhất, không thể dựa vào các biểu hiện như mệt ít hay nhiều mà cần tiến hành sàng lọc kỹ càng.
“Có nên sử dụng dưỡng chất bổ sung không?”. Các chuyên gia khẳng định không có cách bổ sung dưỡng chất nào tốt hơn việc tiêu thụ thực phẩm lành mạnh. Thời điểm này, thay vì trông chờ vào các viên bổ sung vitamin, khoáng chất, bệnh nhân nên cố gắng ăn nhiều rau xanh và trái cây giàu chất chống oxy hóa. Chỉ được dùng dưỡng chất bổ sung khi được sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa. “Căn bệnh có làm tôi ngày càng đau đớn? Có thể dùng thuốc để giảm đau?”. Nhiều bệnh nhân từng đối diện với những cơn đau triền miên. Dù vậy, tiến hành điều trị sẽ giúp bạn vượt qua chúng. Việc có cần nhờ đến sự trợ giúp của thuốc giảm đau hay không chỉ có thể được quyết định bởi bác sĩ. Bệnh nhân tuyệt đối không được lạm dụng chúng.
“Khi nào tôi nên thông báo tin dữ này tới người thân trong gia đình?”. Thời điểm thông báo cho người thân tình trạng sức khỏe hoàn toàn do bệnh nhân quyết định. Không ít trường hợp vì không muốn ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày mà giữ kín. Tuy vậy, các chuyên gia tâm lý khuyên bạn nên chia sẻ với các thành viên trong gia đình như vợ, chồng, anh chị em ruột.
Đối diện với bệnh tật, bạn có thể gặp khó khăn trong sinh hoạt bình thường. Nếu biết, họ sẽ giúp bạn nhẹ gánh lo âu.
“Bệnh của tôi được điều trị theo phương pháp nào? Nó có ưu, nhược điểm gì?”. Tùy vào tình hình phát triển của bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị thích hợp như xạ trị, hóa trị, phẫu thuật hoặc tổng hợp. Nhìn chung, phương pháp nào cũng có ưu nhược điểm riêng. Muốn giảm bớt tác dụng phụ từ chúng, bạn nên xin ý kiến của bác sĩ điều trị trực tiếp của mình.“Điều trị ung thư có làm xáo trộn nếp sống hàng ngày?”. Tùy vào thể trạng, diễn biến tình hình bệnh mà việc điều trị ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày. Dù vậy, nhiều trường hợp vẫn có thể tiếp tục duy trì công việc trong suốt quá trình điều trị.
“Bệnh của tôi có thể điều trị được?”. Câu hỏi cho thấy sự lo lắng của người bệnh về tình trạng của mình. Thực tế, ung thư là căn bệnh nguy hiểm song không phải vô phương cứu chữa. Nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu thì khả năng vượt qua khá khả quan. Chẳng hạn, phát hiện ung thư tiền liệt tuyến kịp thời, nam giới có tới 90% cơ hội qua khỏi.
“Tôi đã mắc loại ung thư gì? Nó nằm ở đâu và đã di căn chưa?”. Nhiều người không bao giờ nghĩ mình sẽ mắc ung thư. Do vậy, mọi thông tin về căn bệnh khá xa lạ với họ. Ngoài việc tìm hiểu thông tin trong các tài liệu y khoa, báo chí, bệnh nhân nên hỏi trực tiếp bác sĩ của mình để họ thông báo cũng như giới thiệu lộ trình điều trị phù hợp. Không nên tự ý quyết định điều gì để dẫn đến trường hợp đáng tiếc.
“Bệnh của tôi đang ở giai đoạn nào?”. Xác định được giai đoạn bệnh phát triển là yếu tố quan trọng để đưa ra giải pháp điều trị và tiên lượng hiệu quả chạy chữa. Bệnh được chia thành bốn giai đoạn thông qua việc đánh giá kích thước khối u, hạch bị tế bào ung thư xâm lấn. Để có được câu trả lời chính xác nhất, không thể dựa vào các biểu hiện như mệt ít hay nhiều mà cần tiến hành sàng lọc kỹ càng.
“Có nên sử dụng dưỡng chất bổ sung không?”. Các chuyên gia khẳng định không có cách bổ sung dưỡng chất nào tốt hơn việc tiêu thụ thực phẩm lành mạnh. Thời điểm này, thay vì trông chờ vào các viên bổ sung vitamin, khoáng chất, bệnh nhân nên cố gắng ăn nhiều rau xanh và trái cây giàu chất chống oxy hóa. Chỉ được dùng dưỡng chất bổ sung khi được sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa.
“Căn bệnh có làm tôi ngày càng đau đớn? Có thể dùng thuốc để giảm đau?”. Nhiều bệnh nhân từng đối diện với những cơn đau triền miên. Dù vậy, tiến hành điều trị sẽ giúp bạn vượt qua chúng. Việc có cần nhờ đến sự trợ giúp của thuốc giảm đau hay không chỉ có thể được quyết định bởi bác sĩ. Bệnh nhân tuyệt đối không được lạm dụng chúng.
“Khi nào tôi nên thông báo tin dữ này tới người thân trong gia đình?”. Thời điểm thông báo cho người thân tình trạng sức khỏe hoàn toàn do bệnh nhân quyết định. Không ít trường hợp vì không muốn ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày mà giữ kín. Tuy vậy, các chuyên gia tâm lý khuyên bạn nên chia sẻ với các thành viên trong gia đình như vợ, chồng, anh chị em ruột.
Đối diện với bệnh tật, bạn có thể gặp khó khăn trong sinh hoạt bình thường. Nếu biết, họ sẽ giúp bạn nhẹ gánh lo âu.
“Bệnh của tôi được điều trị theo phương pháp nào? Nó có ưu, nhược điểm gì?”. Tùy vào tình hình phát triển của bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị thích hợp như xạ trị, hóa trị, phẫu thuật hoặc tổng hợp. Nhìn chung, phương pháp nào cũng có ưu nhược điểm riêng. Muốn giảm bớt tác dụng phụ từ chúng, bạn nên xin ý kiến của bác sĩ điều trị trực tiếp của mình.
“Điều trị ung thư có làm xáo trộn nếp sống hàng ngày?”. Tùy vào thể trạng, diễn biến tình hình bệnh mà việc điều trị ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày. Dù vậy, nhiều trường hợp vẫn có thể tiếp tục duy trì công việc trong suốt quá trình điều trị.