Ung thư buồng trứng có tỷ lệ sống sót thấp. Thực tế, căn bệnh hiếm gặp song vô cùng nguy hiểm. Ước tính, trong số 72 phụ nữ ,1 người có khả năng mắc bệnh trong cuộc sống của mình.
Bệnh thường tấn công chị em da trắng nhiều hơn. Khi mắc, tùy vào từng giai đoạn mà tỷ lệ sống sót sau 5 năm có sự khác nhau. Theo NCI, 91,5% bệnh nhân phát hiện ung thư buồng trứng giai đoạn 1 có khả năng sống sót trong khi chỉ 26,9% bệnh nhân ung thư di căn có cơ hội sống. Nguyên nhân gây bệnh chưa được phát hiện chính xác. Theo NCI, giống như các loại ung thư khác, nguyên nhân ung thư buồng trứng chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, những yếu tố như có người thân từng mắc bệnh, sở hữu gen BRCA1 hoặc BRCA2, lạm dụng liệu pháp thay thế hormone sau thời kỳ mãn kinh, béo phì, tuổi tác… có khả năng làm tăng nguy cơ đối diện với căn bệnh. Ảnh hưởng của quá trình rụng trứng. Theo tiến sĩ Ronny Drapkin đến từ Đại học Harvard, nguy cơ ung thư buồng trứng có thể tỷ lệ thuận với số lần rụng trứng trong suốt cuộc đời người phụ nữ. Các nhà khoa học phát hiện, khi một quả trứng được phóng ra khỏi buồng, rơi vào ống dẫn trứng sẽ kéo theo lớp chất lỏng thoát khỏi buồng trứng cùng yếu tố có khả năng gây thiệt hại DNA của tế bào ống dẫn trứng gần đó. Vì lý do này, việc cho con bú, sử dụng các biện pháp can thiệp an toàn nhằm ức chế sự rụng trứng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh này. Ung thư buồng trứng ít có dấu hiệu đặc trưng. Một trong những dấu hiệu thường gặp của căn bệnh là tình trạng đầy hơi, trướng bụng, khó chịu, đau vùng xương chậu, khó tiêu, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi…
Tuy nhiên, những dấu hiệu này thường bị bỏ qua do dễ bị đánh đồng với các triệu chứng thông thường khác hoặc được phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn sau. Chưa có phương pháp sàng lọc phát hiện ung thư buồng trứng hiệu quả. Nhiều phụ nữ nhầm tưởng tiến hành xét nghiệm Pap sẽ giúp họ phát hiện ung thư buồng trứng. Thực tế không phải như vậy, xét nghiệm này chỉ cho phép phát hiện dấu hiệu bất thường ở tế bào cổ tử cung mà thôi.
Khi có biểu hiện nghi ngờ các bác sĩ sẽ khám âm đạo, tử cung,… siêu âm để phát hiện khối u, làm xét nghiệm khác như chụp X - quang, chụp cắt lớp, cộng hưởng từ… để chẩn đoán.
Ung thư buồng trứng có tỷ lệ sống sót thấp. Thực tế, căn bệnh hiếm gặp song vô cùng nguy hiểm. Ước tính, trong số 72 phụ nữ ,1 người có khả năng mắc bệnh trong cuộc sống của mình.
Bệnh thường tấn công chị em da trắng nhiều hơn. Khi mắc, tùy vào từng giai đoạn mà tỷ lệ sống sót sau 5 năm có sự khác nhau. Theo NCI, 91,5% bệnh nhân phát hiện ung thư buồng trứng giai đoạn 1 có khả năng sống sót trong khi chỉ 26,9% bệnh nhân ung thư di căn có cơ hội sống.
Nguyên nhân gây bệnh chưa được phát hiện chính xác. Theo NCI, giống như các loại ung thư khác, nguyên nhân ung thư buồng trứng chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, những yếu tố như có người thân từng mắc bệnh, sở hữu gen BRCA1 hoặc BRCA2, lạm dụng liệu pháp thay thế hormone sau thời kỳ mãn kinh, béo phì, tuổi tác… có khả năng làm tăng nguy cơ đối diện với căn bệnh.
Ảnh hưởng của quá trình rụng trứng. Theo tiến sĩ Ronny Drapkin đến từ Đại học Harvard, nguy cơ ung thư buồng trứng có thể tỷ lệ thuận với số lần rụng trứng trong suốt cuộc đời người phụ nữ.
Các nhà khoa học phát hiện, khi một quả trứng được phóng ra khỏi buồng, rơi vào ống dẫn trứng sẽ kéo theo lớp chất lỏng thoát khỏi buồng trứng cùng yếu tố có khả năng gây thiệt hại DNA của tế bào ống dẫn trứng gần đó.
Vì lý do này, việc cho con bú, sử dụng các biện pháp can thiệp an toàn nhằm ức chế sự rụng trứng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh này.
Ung thư buồng trứng ít có dấu hiệu đặc trưng. Một trong những dấu hiệu thường gặp của căn bệnh là tình trạng đầy hơi, trướng bụng, khó chịu, đau vùng xương chậu, khó tiêu, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi…
Tuy nhiên, những dấu hiệu này thường bị bỏ qua do dễ bị đánh đồng với các triệu chứng thông thường khác hoặc được phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn sau.
Chưa có phương pháp sàng lọc phát hiện ung thư buồng trứng hiệu quả. Nhiều phụ nữ nhầm tưởng tiến hành xét nghiệm Pap sẽ giúp họ phát hiện ung thư buồng trứng. Thực tế không phải như vậy, xét nghiệm này chỉ cho phép phát hiện dấu hiệu bất thường ở tế bào cổ tử cung mà thôi.
Khi có biểu hiện nghi ngờ các bác sĩ sẽ khám âm đạo, tử cung,… siêu âm để phát hiện khối u, làm xét nghiệm khác như chụp X - quang, chụp cắt lớp, cộng hưởng từ… để chẩn đoán.