Các tế bào ung thư đòi hỏi lượng lớn năng lượng, ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Chính vì thế, cơ thể thường có dấu hiệu mệt mỏi, bải hoải khi mang bệnh.Một số bệnh nhân đối diện với tình trạng thiếu máu trầm trọng. Điều này là do bệnh gây ảnh hưởng đến các tế bào hồng cầu và huyết sắc tố của cơ thể; làm giảm khả năng vận chuyển oxy cần thiết tới các mô trong cơ thể.Theo thời gian, những tế bào này hình thành nên khối u có khả năng phát triển mạnh mẽ, di căn đến các bộ phận trong cơ thể. Nhìn chung, các tế bào gây bệnh thường tấn công vùng xương và ruột đầu tiên. Khi di căn đến xương, người bệnh thường xuyên bị làm phiền bởi cảm giác đau nhức triền miên, nhất là khu vực xương chậu và lưng dưới. Nếu tế bào ung thư di căn tới ruột, nó dễ gây nên tình trạng khó tiêu dai dẳng, thay đổi hoạt động trong ruột như táo bón, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc sưng vùng bụng…
Muốn khắc phục, các chuyên gia khuyên nên tăng cường rau bắp cải, bông cải xanh, súp lơ trong bữa ăn hàng ngày. Hấp thu một lượng nhỏ thịt có thể chấp nhận song cần tránh các sản phẩm từ sữa, pho mát.
Thời điểm phát hiện bệnh, tùy vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xạ, hóa trị. Khi thực hiện theo phương pháp hóa trị, hóa chất đi vào cơ thể theo đường máu không chỉ ảnh hưởng đến tế bào gây bệnh mà còn tác động đến cả tế bào khỏe mạnh. Kết quả là, người bệnh thường gặp tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, rụng tóc hàng loạt. Khác với hóa trị, xạ trị không ảnh hưởng đến toàn bộ tế bào trong cơ thể song nó dễ dàng ảnh hưởng đến các mô khỏe mạnh xung quanh khối u gây mệt mỏi, da trở nên nhạy cảm. Trường hợp buộc phải phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ khối u. Nhìn chung, bệnh nhân thường mất khá nhiều thời gian để có thể bình phục hoàn toàn.
Các tế bào ung thư đòi hỏi lượng lớn năng lượng, ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Chính vì thế, cơ thể thường có dấu hiệu mệt mỏi, bải hoải khi mang bệnh.
Một số bệnh nhân đối diện với tình trạng
thiếu máu trầm trọng. Điều này là do bệnh gây ảnh hưởng đến các tế bào hồng cầu và huyết sắc tố của cơ thể; làm giảm khả năng vận chuyển oxy cần thiết tới các mô trong cơ thể.
Theo thời gian, những tế bào này hình thành nên
khối u có khả năng phát triển mạnh mẽ, di căn đến các bộ phận trong cơ thể. Nhìn chung, các tế bào gây bệnh thường tấn công vùng xương và ruột đầu tiên.
Khi di căn đến xương, người bệnh thường xuyên bị làm phiền bởi cảm giác đau nhức triền miên, nhất là khu vực xương chậu và lưng dưới.
Nếu tế bào ung thư di căn tới ruột, nó dễ gây nên tình trạng khó tiêu dai dẳng, thay đổi hoạt động trong ruột như táo bón, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc sưng vùng bụng…
Muốn khắc phục, các chuyên gia khuyên nên tăng cường rau bắp cải, bông cải xanh, súp lơ trong bữa ăn hàng ngày. Hấp thu một lượng nhỏ thịt có thể chấp nhận song cần tránh các sản phẩm từ sữa, pho mát.
Thời điểm phát hiện bệnh, tùy vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xạ, hóa trị. Khi thực hiện theo phương pháp hóa trị, hóa chất đi vào cơ thể theo đường máu không chỉ ảnh hưởng đến tế bào gây bệnh mà còn tác động đến cả tế bào khỏe mạnh. Kết quả là, người bệnh thường gặp tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, rụng tóc hàng loạt.
Khác với hóa trị, xạ trị không ảnh hưởng đến toàn bộ tế bào trong cơ thể song nó dễ dàng ảnh hưởng đến các mô khỏe mạnh xung quanh khối u gây mệt mỏi, da trở nên nhạy cảm.
Trường hợp buộc phải phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ khối u. Nhìn chung, bệnh nhân thường mất khá nhiều thời gian để có thể bình phục hoàn toàn.