Giao tiếp. Nó là thiếu sót lớn khi bệnh nhân ung thư có khuynh hướng tự cô lập mình, không giao tiếp với những người xung quanh. Thực tế, ít giao tiếp chỉ khiến bệnh nhân và những người xung quanh cảm thấy nặng nề suốt quá trình điều trị.
Thay vì duy trì sự u ám, bạn nên chia sẻ suy nghĩ của mình với người thân. Họ sẽ giúp bạn vượt qua những khó khăn hiện tại. Trong khi đó, trao đổi thường xuyên với bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn giải tỏa những điều chưa tường tận về căn bệnh. Tìm chỗ dựa cho bản thân. Tình trạng sức khỏe suốt thời gian điều trị khiến bạn khó có thể giải quyết hết các vấn đề nảy sinh. Người đồng hành sẽ giúp bạn xử lý chúng. Một khi sự việc được thu xếp, bạn sẽ nhanh chóng lấy lại được sự ổn định tâm lý để điều trị bệnh. Biết được tình trạng bệnh. Với nhiều người, mắc ung thư là điều thực sự tồi tệ. Thậm chí, không ít đối tượng chán nản đến mức “buông xuôi”, không thiết tha điều trị. Thay vì ngồi một chỗ lo lắng, bạn nên tìm hiểu thông tin về căn bệnh thông qua báo chí, tài liệu chuyên khoa và bác sĩ chăm sóc trực tiếp. Chuẩn bị chu đáo. Một yếu tố quan trọng nhằm giảm thiểu căng thẳng suốt quá trình điều trị là chuẩn bị thật tốt. Chẳng hạn, bạn nên lên lịch dành cho các hoạt động cá nhân, thời gian dành cho người thân bên cạnh lịch điều trị bắt buộc. Lấp thời gian trống giúp bạn dễ dàng thoát khỏi tâm trạng chờ đợi nhàm chán. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị tốt thông tin về căn bệnh. Từ đó, bệnh nhân có thể kiểm soát tình hình, không rơi vào tình trạng lo lắng thái quá về tình trạng sức khỏe.
Dành thời gian cho các sở thích cá nhân. Điều trị ung thư đôi khi là quãng thời gian khá ảm đạm song bạn không nên vì thế mà để tâm trạng mình đi xuống. Thực hiện các vận động nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm giải phóng lượng endorphins giúp nhanh chóng có được tâm trạng tốt, ngủ ngon hơn. Nếu điều kiện cho phép, bạn có thể thực hiện các công việc yêu thích như đọc sách, nấu ăn, may vá hoặc làm vườn.
Giao tiếp. Nó là thiếu sót lớn khi bệnh nhân ung thư có khuynh hướng tự cô lập mình, không giao tiếp với những người xung quanh. Thực tế, ít giao tiếp chỉ khiến bệnh nhân và những người xung quanh cảm thấy nặng nề suốt quá trình điều trị.
Thay vì duy trì sự u ám, bạn nên chia sẻ suy nghĩ của mình với người thân. Họ sẽ giúp bạn vượt qua những khó khăn hiện tại. Trong khi đó, trao đổi thường xuyên với bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn giải tỏa những điều chưa tường tận về căn bệnh.
Tìm chỗ dựa cho bản thân. Tình trạng sức khỏe suốt thời gian điều trị khiến bạn khó có thể giải quyết hết các vấn đề nảy sinh. Người đồng hành sẽ giúp bạn xử lý chúng. Một khi sự việc được thu xếp, bạn sẽ nhanh chóng lấy lại được sự ổn định tâm lý để điều trị bệnh.
Biết được tình trạng bệnh. Với nhiều người, mắc ung thư là điều thực sự tồi tệ. Thậm chí, không ít đối tượng chán nản đến mức “buông xuôi”, không thiết tha điều trị. Thay vì ngồi một chỗ lo lắng, bạn nên tìm hiểu thông tin về căn bệnh thông qua báo chí, tài liệu chuyên khoa và bác sĩ chăm sóc trực tiếp.
Chuẩn bị chu đáo. Một yếu tố quan trọng nhằm giảm thiểu căng thẳng suốt quá trình điều trị là chuẩn bị thật tốt. Chẳng hạn, bạn nên lên lịch dành cho các hoạt động cá nhân, thời gian dành cho người thân bên cạnh lịch điều trị bắt buộc. Lấp thời gian trống giúp bạn dễ dàng thoát khỏi tâm trạng chờ đợi nhàm chán.
Bên cạnh đó, cần chuẩn bị tốt thông tin về căn bệnh. Từ đó, bệnh nhân có thể kiểm soát tình hình, không rơi vào tình trạng lo lắng thái quá về tình trạng sức khỏe.
Dành thời gian cho các sở thích cá nhân. Điều trị ung thư đôi khi là quãng thời gian khá ảm đạm song bạn không nên vì thế mà để tâm trạng mình đi xuống. Thực hiện các vận động nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm giải phóng lượng endorphins giúp nhanh chóng có được tâm trạng tốt, ngủ ngon hơn.
Nếu điều kiện cho phép, bạn có thể thực hiện các công việc yêu thích như đọc sách, nấu ăn, may vá hoặc làm vườn.