Sỏi mật. Sỏi mật, viêm túi mật là những yếu tốt nguy cơ phổ biến đối với ung thư túi mật . Ở đó, sỏi mật là u cứng, nhỏ như đá, hình thành trong túi mật. Chúng thường được tạo thành từ cholesterol trộn với các chất khác trong mật. 8 trong số 10 người bị ung thư túi mật (80%) có sỏi mật hoặc túi mật bị viêm khi chẩn đoán.
Sứ túi mật. Sứ túi mật là tình trạng các vách bên trong túi mật bị bao phủ bởi lớp canxi. Sứ túi mật có thể hình thành do tình trạng viêm túi mật hoặc sỏi mật diễn ra trong thời gian dài. Giới tính. Tại Mỹ, lượng bệnh nhân nữ được chẩn đoán mắc ung thư túi mật cao gấp đôi so với nam giới. Đặc biệt, các vấn đề khác như sỏi mật, viêm túi mật cũng có xu hướng xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn.
Béo phì. Con số thống kê chỉ ra, bệnh nhân ung thư túi mật thường bị thừa cân, béo phì nhiều hơn so với người không dính dáng tới căn bệnh này. Ngoài việc gây ung thư nguy hiểm, béo phì còn là yếu tố làm tăng nguy cơ sỏi mật.
Tuổi tác. Không chỉ ung thư túi mật, tuổi tác còn là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiều loại ung thư khác. Rất có thể, sự suy giảm hệ miễn dịch góp phần gây nên tình trạng này.
Yếu tố dân tộc. Nguy cơ phát triển ung thư túi mật là khác nhau với những người sống ở vùng khác nhau trên thế giới. Chẳng hạn, người dân bắc Ấn Độ có tỷ lệ mắc ung thư túi mật cao nhất thế giới. Các nước khác như Israel, Chile, Ecuador, Pakisan cũng có nguy cơ mắc bệnh khá cao.
Polyp túi mật. Polyp túi mật là những tăng trưởng nhỏ không phải là ung thư, lồi khỏi bề mặt niêm mạc bên trong túi mật. Polyp có kích cỡ lớn hơn 1cm có khả năng gây ung thư cao. Vì lý do này, các bác sĩ khuyên những đối tượng được phát hiện có polyp kích thước lớn nên loại bỏ túi mật nhằm ngăn ngừa hậu họa.
Viêm xơ đường mật nguyên phát (PSC). Hiện nguyên nhân gây viêm xơ đường mật vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, việc mắc chứng bệnh này được xem là yếu tố làm gia tăng nguy cơ ung thư túi mật, ống mật, viêm loét đại tràng và viêm ruột.Tiếp xúc với hóa chất độc hại. Kết quả nghiên cứu tiết lộ, hợp chất nitrosamine có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư túi mật. Bên cạnh đó, người lao động ngành công nghiệp cao su, dệt may cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Dù vậy, vẫn cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.
Người từng bị thương hàn. Các nhà khoa học khẳng định người từng bị bệnh mãn tính do vi khuẩn salmonella (vi khuẩn gây bệnh thương hàn), người mang mầm bệnh có khả năng mắc ung thư túi mật cao hơn so với người không dính dáng đến chúng.
Tiền sử gia đình. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, việc có người thân từng mắc bệnh khiến nguy cơ mắc ung thư túi mật cao hơn nhiều. Dù vậy, ngay cả khi nguy cơ tăng lên gấp 5 lần thì nguy cơ vẫn còn rất nhỏ.
Sỏi mật. Sỏi mật, viêm túi mật là những yếu tốt nguy cơ phổ biến đối với ung thư túi mật . Ở đó, sỏi mật là u cứng, nhỏ như đá, hình thành trong túi mật. Chúng thường được tạo thành từ cholesterol trộn với các chất khác trong mật. 8 trong số 10 người bị ung thư túi mật (80%) có sỏi mật hoặc túi mật bị viêm khi chẩn đoán.
Sứ túi mật. Sứ túi mật là tình trạng các vách bên trong túi mật bị bao phủ bởi lớp canxi. Sứ túi mật có thể hình thành do tình trạng viêm túi mật hoặc sỏi mật diễn ra trong thời gian dài.
Giới tính. Tại Mỹ, lượng bệnh nhân nữ được chẩn đoán mắc ung thư túi mật cao gấp đôi so với nam giới. Đặc biệt, các vấn đề khác như sỏi mật, viêm túi mật cũng có xu hướng xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn.
Béo phì. Con số thống kê chỉ ra, bệnh nhân ung thư túi mật thường bị thừa cân, béo phì nhiều hơn so với người không dính dáng tới căn bệnh này. Ngoài việc gây ung thư nguy hiểm, béo phì còn là yếu tố làm tăng nguy cơ sỏi mật.
Tuổi tác. Không chỉ ung thư túi mật, tuổi tác còn là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiều loại ung thư khác. Rất có thể, sự suy giảm hệ miễn dịch góp phần gây nên tình trạng này.
Yếu tố dân tộc. Nguy cơ phát triển ung thư túi mật là khác nhau với những người sống ở vùng khác nhau trên thế giới. Chẳng hạn, người dân bắc Ấn Độ có tỷ lệ mắc ung thư túi mật cao nhất thế giới. Các nước khác như Israel, Chile, Ecuador, Pakisan cũng có nguy cơ mắc bệnh khá cao.
Polyp túi mật. Polyp túi mật là những tăng trưởng nhỏ không phải là ung thư, lồi khỏi bề mặt niêm mạc bên trong túi mật. Polyp có kích cỡ lớn hơn 1cm có khả năng gây ung thư cao. Vì lý do này, các bác sĩ khuyên những đối tượng được phát hiện có polyp kích thước lớn nên loại bỏ túi mật nhằm ngăn ngừa hậu họa.
Viêm xơ đường mật nguyên phát (PSC). Hiện nguyên nhân gây viêm xơ đường mật vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, việc mắc chứng bệnh này được xem là yếu tố làm gia tăng nguy cơ ung thư túi mật, ống mật, viêm loét đại tràng và viêm ruột.
Tiếp xúc với hóa chất độc hại. Kết quả nghiên cứu tiết lộ, hợp chất nitrosamine có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư túi mật. Bên cạnh đó, người lao động ngành công nghiệp cao su, dệt may cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Dù vậy, vẫn cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.
Người từng bị thương hàn. Các nhà khoa học khẳng định người từng bị bệnh mãn tính do vi khuẩn salmonella (vi khuẩn gây bệnh thương hàn), người mang mầm bệnh có khả năng mắc ung thư túi mật cao hơn so với người không dính dáng đến chúng.
Tiền sử gia đình. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, việc có người thân từng mắc bệnh khiến nguy cơ mắc ung thư túi mật cao hơn nhiều. Dù vậy, ngay cả khi nguy cơ tăng lên gấp 5 lần thì nguy cơ vẫn còn rất nhỏ.