Nhiều ông bố, bà mẹ trao đổi với Kiến Thức rằng, họ rất sợ khi đưa con đi khám bệnh, vì cứ bước chân vào viện là con lại phải xét nghiệm máu dù bé chỉ hơi ho, hơi sốt và sổ mũi. Một số người khác tỏ ra hoang mang về giá trị thực sự của các xét nghiệm này. Họ cũng cho rằng các bác sĩ lạm dụng xét nghiệm, vì có một số xét nghiệm không thực sự cần thiết trong việc chữa bệnh cho bé...Giải đáp cho thắc mắc trên của nhiều bố mẹ, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi đồng I) đã có những lý giải rất chi tiết về giá trị các loại xét nghiệm cho trẻ.Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, hiện nay, tại các bệnh viện, bệnh nhân rất đông, thời gian khám bệnh dành cho một bệnh nhân không nhiều nên bác sĩ thường không có đủ thời gian để giải thích chi tiết cho người nhà bệnh nhân.Vì nguyên nhân đó mới dẫn tới nhiều trường hợp bố mẹ rối lên khi được bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm cho con, thậm chí hoài nghi cho rằng bác sĩ lạm dụng xét nghiệm.Các xét nghiệm như xét nghiệm máu, phân, nước tiểu chỉ khi nào thực sự cần thì bác sĩ mới chỉ định làm. Xét nghiệm nào cũng có giá trị riêng của nó. Trong trường hợp bé bệnh nặng có thể phải làm đi làm lại nhiều lần. Thực hiện xét nghiệm có thể giúp bác sĩ hiểu chính xác hơn về bệnh tình của trẻ.Xét nghiệm máu là xét nghiệm phải thực hiện khá nhiều ở trẻ em. Xét nghiệm máu thường được chỉ định khi nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết, có thể phải làm đi làm lại nhiều lần.Xét nghiệm máu cũng được yêu cầu thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ bé nhiễm vi trùng, vi rút gây bệnh.Bác sĩ sẽ không hoặc hiếm khi yêu cầu phải đi xét nghiệm máu chỉ để xem trẻ có thiếu chất, thiếu canxi, sắt, kẽm hay không trong trường hợp trẻ bình thường, trừ những trẻ còi xương, suy dinh dưỡng nặng.Xét nghiệm nước tiểu cũng ít khi phải thực hiện cho trẻ mắc bệnh vặt. Bác sĩ chỉ chỉ định xét nghiệm nước tiểu khi trẻ bị bệnh thận.Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu cũng được yêu cầu thực hiện khi nghi ngờ bé bị nhiễm trùng tiểu.Với xét nghiệm phân của bé, thường chỉ phải yêu cầu thực hiện khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài. Nếu trẻ chỉ bị đi lỏng, tiêu chảy nhẹ thường không chỉ định xét nghiệm phân.Trong trường hợp trẻ bệnh, hiếm khi bác sĩ phải chỉ định xét nghiệm phân để xem có cần dùng kháng sinh hay không.
Nhiều ông bố, bà mẹ trao đổi với Kiến Thức rằng, họ rất sợ khi đưa con đi khám bệnh, vì cứ bước chân vào viện là con lại phải xét nghiệm máu dù bé chỉ hơi ho, hơi sốt và sổ mũi. Một số người khác tỏ ra hoang mang về giá trị thực sự của các xét nghiệm này. Họ cũng cho rằng các bác sĩ lạm dụng xét nghiệm, vì có một số xét nghiệm không thực sự cần thiết trong việc chữa bệnh cho bé...
Giải đáp cho thắc mắc trên của nhiều bố mẹ, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi đồng I) đã có những lý giải rất chi tiết về giá trị các loại xét nghiệm cho trẻ.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, hiện nay, tại các bệnh viện, bệnh nhân rất đông, thời gian khám bệnh dành cho một bệnh nhân không nhiều nên bác sĩ thường không có đủ thời gian để giải thích chi tiết cho người nhà bệnh nhân.
Vì nguyên nhân đó mới dẫn tới nhiều trường hợp bố mẹ rối lên khi được bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm cho con, thậm chí hoài nghi cho rằng bác sĩ lạm dụng xét nghiệm.
Các xét nghiệm như xét nghiệm máu, phân, nước tiểu chỉ khi nào thực sự cần thì bác sĩ mới chỉ định làm. Xét nghiệm nào cũng có giá trị riêng của nó. Trong trường hợp bé bệnh nặng có thể phải làm đi làm lại nhiều lần. Thực hiện xét nghiệm có thể giúp bác sĩ hiểu chính xác hơn về bệnh tình của trẻ.
Xét nghiệm máu là xét nghiệm phải thực hiện khá nhiều ở trẻ em. Xét nghiệm máu thường được chỉ định khi nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết, có thể phải làm đi làm lại nhiều lần.
Xét nghiệm máu cũng được yêu cầu thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ bé nhiễm vi trùng, vi rút gây bệnh.
Bác sĩ sẽ không hoặc hiếm khi yêu cầu phải đi xét nghiệm máu chỉ để xem trẻ có thiếu chất, thiếu canxi, sắt, kẽm hay không trong trường hợp trẻ bình thường, trừ những trẻ còi xương, suy dinh dưỡng nặng.
Xét nghiệm nước tiểu cũng ít khi phải thực hiện cho trẻ mắc bệnh vặt. Bác sĩ chỉ chỉ định xét nghiệm nước tiểu khi trẻ bị bệnh thận.
Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu cũng được yêu cầu thực hiện khi nghi ngờ bé bị nhiễm trùng tiểu.
Với xét nghiệm phân của bé, thường chỉ phải yêu cầu thực hiện khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài. Nếu trẻ chỉ bị đi lỏng, tiêu chảy nhẹ thường không chỉ định xét nghiệm phân.
Trong trường hợp trẻ bệnh, hiếm khi bác sĩ phải chỉ định xét nghiệm phân để xem có cần dùng kháng sinh hay không.