Phóng viên Nhật Kyoichi Sawada đã chụp được bức ảnh đắt giá ghi lại cảnh một bà mẹ Việt Nam cùng bốn người con lội qua một dòng sông ở Bình Định để chạy trốn bom Mỹ năm 1965. Bức ảnh này đã giúp phóng viên Kyoichi đoạt giải Pulitzer. Đây là một trong những bức ảnh chiến tranh đoạt giải Pulitzer gây chú ý dư luận.Nhiếp ảnh gia hãng tin AP Eddie Williams đã chụp được bức ảnh đoạt giải Pulitzer với hình ảnh chiến sĩ đặc công Nguyễn Văn Lém bị Nguyễn Ngọc Loan xử bắn trên đường phố Sài Gòn ngày 1/2/1968.Bức ảnh em bé Napalm Kim Phúc của phóng viên AP Nick Út năm 1973 đã đoạt giải thưởng Pulitzer danh giá.Phóng viên AP Sal Veder đã giành giải thưởng Pulitzer với bức ảnh trung tá Robert L. Stirm đoàn tụ với gia đình tại căn cứ không quân Travis, hạt Solano, bang California, Mỹ năm 1974 sau năm năm làm nhiệm vụ ở chiến trường Việt Nam. Gia đình trung tá Stirm vui mừng chào đón ông trở về.Bức ảnh đoạt giải Pulitzer năm 1944 của Frank Filan ghi lại cảnh thi thể lính Nhật Bản nằm rải rác tại đảo Tarawa ở Nam Thái Bình Dương ngày 11/11/1943. Đây là hậu quả khủng khiếp của trận chiến đẫm máu giữa Thủy quân lục chiến Mỹ với Nhật Bản.Trung tá Robert Moore năm 1943 trở về thăm nhà ở thị trấn Villisca, Trung Mỹ và được gia đình cùng bạn bè chào đón. Bức ảnh của Earle L. Bunker đoạt giải Pulitzer năm 1944.Ảnh chụp 6 lính Mỹ cắm cờ trên đỉnh Suribachi khi quân Mỹ đổ bộ và đánh chiếm đảo Iwo Jima, Nhật Bản từ ngày 19/2 - 26/3/1945. Nhiếp ảnh gia Joe Rosenthal giành giải thưởng Pulitzer với tác phẩm này năm 1945.Với bức ảnh chụp người dân Bình Nhưỡng, Triều Tiên và những người tị nạn đến từ các khu vực khác nhau đang bất chấp nguy hiểm, cố vượt qua một cây cầu sụp đổ của thành phố khi họ chạy trốn qua sông Taedong để thoát khỏi quân đội Trung Quốc đã giúp nhiếp ảnh gia Max Desfor giành giải thưởng Pulitzer danh tiếng năm 1951.Phóng viên người Mỹ David Hume Kennerly năm 1972 giành giải Pulitzer với ảnh chụp một lính Mỹ tại một ngọn đồi, thể hiện sự cô độc và tiêu điều của chiến tranh năm 1971.Nhà báo J. Ross Baughman đã giành giải thưởng Pulitzer với bức ảnh chụp một binh sĩ thuộc chính phủ Rhodesia tra tấn, thẩm vấn những người bị bắt giữ nguyên tư thế chống đẩy trong vòng 45 phút giữa trưa nắng và chĩa súng vào đầu họ năm 1977.
Phóng viên Nhật Kyoichi Sawada đã chụp được bức ảnh đắt giá ghi lại cảnh một bà mẹ Việt Nam cùng bốn người con lội qua một dòng sông ở Bình Định để chạy trốn bom Mỹ năm 1965. Bức ảnh này đã giúp phóng viên Kyoichi đoạt giải Pulitzer. Đây là một trong những bức ảnh chiến tranh đoạt giải Pulitzer gây chú ý dư luận.
Nhiếp ảnh gia hãng tin AP Eddie Williams đã chụp được bức ảnh đoạt giải Pulitzer với hình ảnh chiến sĩ đặc công Nguyễn Văn Lém bị Nguyễn Ngọc Loan xử bắn trên đường phố Sài Gòn ngày 1/2/1968.
Bức ảnh em bé Napalm Kim Phúc của phóng viên AP Nick Út năm 1973 đã đoạt giải thưởng Pulitzer danh giá.
Phóng viên AP Sal Veder đã giành giải thưởng Pulitzer với bức ảnh trung tá Robert L. Stirm đoàn tụ với gia đình tại căn cứ không quân Travis, hạt Solano, bang California, Mỹ năm 1974 sau năm năm làm nhiệm vụ ở chiến trường Việt Nam. Gia đình trung tá Stirm vui mừng chào đón ông trở về.
Bức ảnh đoạt giải Pulitzer năm 1944 của Frank Filan ghi lại cảnh thi thể lính Nhật Bản nằm rải rác tại đảo Tarawa ở Nam Thái Bình Dương ngày 11/11/1943. Đây là hậu quả khủng khiếp của trận chiến đẫm máu giữa Thủy quân lục chiến Mỹ với Nhật Bản.
Trung tá Robert Moore năm 1943 trở về thăm nhà ở thị trấn Villisca, Trung Mỹ và được gia đình cùng bạn bè chào đón. Bức ảnh của Earle L. Bunker đoạt giải Pulitzer năm 1944.
Ảnh chụp 6 lính Mỹ cắm cờ trên đỉnh Suribachi khi quân Mỹ đổ bộ và đánh chiếm đảo Iwo Jima, Nhật Bản từ ngày 19/2 - 26/3/1945. Nhiếp ảnh gia Joe Rosenthal giành giải thưởng Pulitzer với tác phẩm này năm 1945.
Với bức ảnh chụp người dân Bình Nhưỡng, Triều Tiên và những người tị nạn đến từ các khu vực khác nhau đang bất chấp nguy hiểm, cố vượt qua một cây cầu sụp đổ của thành phố khi họ chạy trốn qua sông Taedong để thoát khỏi quân đội Trung Quốc đã giúp nhiếp ảnh gia Max Desfor giành giải thưởng Pulitzer danh tiếng năm 1951.
Phóng viên người Mỹ David Hume Kennerly năm 1972 giành giải Pulitzer với ảnh chụp một lính Mỹ tại một ngọn đồi, thể hiện sự cô độc và tiêu điều của chiến tranh năm 1971.
Nhà báo J. Ross Baughman đã giành giải thưởng Pulitzer với bức ảnh chụp một binh sĩ thuộc chính phủ Rhodesia tra tấn, thẩm vấn những người bị bắt giữ nguyên tư thế chống đẩy trong vòng 45 phút giữa trưa nắng và chĩa súng vào đầu họ năm 1977.