Kết quả trên của HSBC dựa trên khảo sát, đánh giá về cơ hội nghề nghiệp, chế độ tiền lương, chất lượng cuộc sống, an ninh, việc chăm sóc và giáo dục trẻ em... Theo đó, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 16 trong top 20 quốc gia đáng sống nhất thế giới. Việt Nam được đánh giá cao về nền kinh tế, chi phí cuộc sống ít tốn kém từ vận tải, giải trí, phương tiện công cộng và du lịch nội địa dễ dàng.Đứng đầu danh sách là Thụy Sỹ. Nền kinh tế tại quốc gia này được đánh giá cao khi 1/4 người nước ngoài sinh sống ở Thụy Sỹ kiếm được hơn 200.000 USD, lớn gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu. Mức lương ở Thụy Sỹ khá cao so với mặt bằng chung của thế giới.Đứng thứ 2 là Singapore. HSBC miêu tả: "Nếu bạn là người nước ngoài mong muốn tìm kiếm cơ hội cải thiện cuộc sống và tình hình kinh thế thì Singapore là sự lựa chọn tuyệt vời". Singapore đứng thứ ba về giải pháp kinh tế và trải nghiệm cuộc sống.Kế đến là Trung Quốc - quốc gia đang có sự bùng nổ kinh tế hàng đầu thế giới. HSBC miêu tả Trung Quốc là nơi có cơ hội việc làm khá cao, với tỷ lệ cạnh tranh thấp.Đứng thứ 4 là Đức, được xếp hạng thứ 3 thế giới ở chỉ số chăm sóc, giáo dục trẻ em.Bahrain đứng thứ 5 trong top 20 quốc gia đáng sống nhất thế giới. Điểm cộng lớn nhất của nơi đây là người dân địa phương cởi mở, mến khách.New Zealand được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ tội phạm tương đối thấp và đứng ở vị trí số 1 ở chỉ số đánh giá chăm sóc và giáo dục trẻ em.Thái Lan đứng thứ 7 trong danh sách trên và là một trong những nơi lý tưởng để sinh sống. Đất nước xinh đẹp này được đánh giá cao ở chỉ số trải nghiệm cuộc sống và thời tiết.HSBC đánh giá Đài Loan là nơi có hệ thống chăm sóc sức khỏe phát triển, chi phí cuộc sống vừa phải và nền văn hóa địa phương sống động khiến nơi đây trở thành một trong những nơi đáng sống nhất thế giới.Ấn Độ - quốc gia đông dân nhất thế giới được đánh giá cao về việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh, nghề nghiệp. Ấn Độ đứng thứ 6 ở chỉ số chăm sóc và nuôi dạy con cái.
Kết quả trên của HSBC dựa trên khảo sát, đánh giá về cơ hội nghề nghiệp, chế độ tiền lương, chất lượng cuộc sống, an ninh, việc chăm sóc và giáo dục trẻ em... Theo đó, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 16 trong top 20 quốc gia đáng sống nhất thế giới. Việt Nam được đánh giá cao về nền kinh tế, chi phí cuộc sống ít tốn kém từ vận tải, giải trí, phương tiện công cộng và du lịch nội địa dễ dàng.
Đứng đầu danh sách là Thụy Sỹ. Nền kinh tế tại quốc gia này được đánh giá cao khi 1/4 người nước ngoài sinh sống ở Thụy Sỹ kiếm được hơn 200.000 USD, lớn gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu. Mức lương ở Thụy Sỹ khá cao so với mặt bằng chung của thế giới.
Đứng thứ 2 là Singapore. HSBC miêu tả: "Nếu bạn là người nước ngoài mong muốn tìm kiếm cơ hội cải thiện cuộc sống và tình hình kinh thế thì Singapore là sự lựa chọn tuyệt vời". Singapore đứng thứ ba về giải pháp kinh tế và trải nghiệm cuộc sống.
Kế đến là Trung Quốc - quốc gia đang có sự bùng nổ kinh tế hàng đầu thế giới. HSBC miêu tả Trung Quốc là nơi có cơ hội việc làm khá cao, với tỷ lệ cạnh tranh thấp.
Đứng thứ 4 là Đức, được xếp hạng thứ 3 thế giới ở chỉ số chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Bahrain đứng thứ 5 trong top 20 quốc gia đáng sống nhất thế giới. Điểm cộng lớn nhất của nơi đây là người dân địa phương cởi mở, mến khách.
New Zealand được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ tội phạm tương đối thấp và đứng ở vị trí số 1 ở chỉ số đánh giá chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Thái Lan đứng thứ 7 trong danh sách trên và là một trong những nơi lý tưởng để sinh sống. Đất nước xinh đẹp này được đánh giá cao ở chỉ số trải nghiệm cuộc sống và thời tiết.
HSBC đánh giá Đài Loan là nơi có hệ thống chăm sóc sức khỏe phát triển, chi phí cuộc sống vừa phải và nền văn hóa địa phương sống động khiến nơi đây trở thành một trong những nơi đáng sống nhất thế giới.
Ấn Độ - quốc gia đông dân nhất thế giới được đánh giá cao về việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh, nghề nghiệp. Ấn Độ đứng thứ 6 ở chỉ số chăm sóc và nuôi dạy con cái.