Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã mất chiếc UAV trinh sát và tấn công Inokhodets (Orion), hay còn gọi là "Pacer" hiện đại hóa đầu tiên, kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt; chiếc UAV này đã bị lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ trên khu vực Kursk. Hình ảnh chiếc UAV bị rơi đã được các nguồn tin Ukraine đăng tải. Chiếc UAV Orion của Nga đã bị bắn hạ bởi hệ thống phòng không di động Strela-10 của Lữ đoàn tấn công đường không số 80 Ukraine. Đơn vị này đã được chuyển từ mặt trận gần Chasov Yar đến khu vực Kursk. Chiếc UAV Orion bị rơi gần như bị thiêu rụi hoàn toàn, chỉ còn lại những mảnh vụn cháy thành than.Nguồn tin của Nga cho rằng, chiếc UAV Orion được trang bị tên lửa Kh-UAV (TKB-1030). Với loại tên lửa này, Orion “khá tự tin” tiêu diệt xe bọc thép và hỏa điểm của quân Ukraine ở khu vực biên giới. Đến nay, số lượng xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép, pháo tự hành và pháo xe kéo của Ukraine bị chiếc UAV này phá hủy đã vượt quá 50 chiếc. Việc Nga tích cực sử dụng UAV Orion (Pacer) ở khu vực Kursk đã được biết đến vào tháng 9. Trong chuyến bay đầu tiên, chiếc UAV này đã phá hủy một khẩu pháo phản lực phóng loạt (MLRS) M270 mà Mỹ viện trợ cho Ukraine, cùng với số đạn gồm 20 tên lửa và 10 lính đi cùng.Do Quân đội Ukraine không thể triển khai các hệ thống phòng không tầm trung để bảo vệ đội hình chiến đấu của họ ở mặt trận Kursk, nên những chiếc UAV tầm trung Orion của Nga đã có cơ hội “làm mưa, làm gió” trên chiến trường, khi phá hủy hàng loạt xe cơ giới của Ukraine bằng tên lửa Kh-UAV. UAV trinh sát và tấn công tầm trung Orion của Nga là loại máy bay không người lái có kích thước tương đối lớn, tốc độ bay tương đối chậm. Mặc dù không xuất hiện trên chiến trường Ukraine, nhưng nó đã phát huy tính ưu việt khi làm thất bại việc sử dụng tàu không người lái tự sát của Ukraine trên Biển Đen và giờ đây là ở mặt trận Kursk.Đặc biệt là chiếc UAV Orion này ngay lần đầu xuất quân ở mặt trận Kursk đã tiêu diệt một chiếc xe tăng T-64BV của Ukraine ở gần thị trấn Sudzha bằng tên lửa TKB-1030. Điều này làm chúng ta liên tưởng đến những chiếc UAV TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, đã từng tỏa sáng trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine, chiến trường Syria hay Nagorno-Karabakh. UAV Orion cũng giống như UAV TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, đây là loại UAV thuộc hạng MALE, tức là hoạt động ở độ cao trung bình, thời gian bay dài. Ban đầu, nó được thiết kế như một UAV trinh sát, khi được trang bị nhiều thiết bị quang-điện tử, radar và vô tuyến; thực hiện các cuộc tuần tra trên không trong thời gian dài.Ở phiên bản xuất khẩu, các đặc tính kỹ - chiến thuật của Orion-E được biết như sau: tốc độ bay 120-200 km/h, độ cao bay lên tới 7.500 m, bán kính điều khiển trực tiếp từ 250 km hoặc 300 km với bộ lặp tín hiệu UAV, trọng lượng vũ khí tối đa mang theo lên tới 200 kg. Hiện nay, UAV Orion của Nga ngoài nhiệm vụ trinh sát, nó còn tham gia tấn công mục tiêu mặt đất. Về vũ khí có thể mang 6 quả bom KAB-20 hoặc 3 quả bom KAB-50 có điều khiển, hoặc cùng số lượng bom UPAB-50 được chế tạo từ đạn pháo phản lực BM-21 Grad MLRS. Ngoài đạn rơi tự do, vũ khí của UAV Orion có thể bao gồm tên lửa hành trình hạng nhẹ Kh-50, hoặc phiên bản tên lửa chống tăng phóng từ trên không của tên lửa Kornet ATGM. Đoạn video trên mạng cho thấy, một chiếc xe tăng Ukraine bị trúng tên lửa chống tăng Kornet. Tuy nhiên, những chiếc UAV tầm trung như TB2 hay Orion đều là “mục tiêu bắn tập” của những hệ thống phòng không dã chiến của Liên Xô như Buks và Tors, được thiết kế để bảo vệ đội hình chiến đấu phía trước và những binh đoàn bộ binh cơ giới. Những chiếc UAV lớn và bay chậm này có thể dễ dàng bị radar của các hệ thống phòng không này phát hiện và bắn hạ. Điều tương tự cũng xảy ra trong “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine. Ở giai đoạn đầu, khi Quân đội Nga tiến theo đội hình cơ giới kéo dài và không được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công trên không, thì UAV TB2 đã được sử dụng khá thành công, để chống lại các phương tiện bọc thép của Nga. Nhưng khi cuộc chiến chuyển từ cơ động sang chiến tranh giành vị trí, thì các hệ thống phòng không nhiều lớp của Nga đã được củng cố và những chiếc UAV TB2 của Ukraine cũng đã biến mất trên bầu trời. Đặc biệt là không còn nhìn thấy chiếc UAV TB2 nào của Ukraine tham gia tấn công mặt đất.Khi quân Ukraine tiến vào khu vực Kursk, họ chỉ được bảo vệ bởi các hệ thống phòng không di động tầm thấp và MANPADS, điều này đã tạo cho các UAV tầm trung của Nga “xuất kích” và đã phá hủy một lượng lớn thiết bị quân sự có giá trị của đối phương, buộc quân Ukraine phải phân tán ra các khu rừng.Việc những chiếc UAV Orion của Nga có tốc độ thấp có thể bay và tấn công xe tăng Ukraine trong khu vực Sudzha bị chiếm đóng đã nói lên điều đó. Tuy nhiên sẽ không có gì là may mắn mãi mãi, khi các lực lượng phòng không Ukraine cũng đã tổ chức chiến đấu phục kích, bắn hạ được loại UAV trinh sát, tấn công nguy hiểm này của Nga. Những chiếc UAV Orion được Quân đội Nga tiếp nhận vào năm 2020, được sử dụng khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, nhưng sau đó đột ngột biến mất. Điều này là do Ukraine tích cực sử dụng các hệ thống phòng không, trong đó Kiev có khá nhiều hệ thống này khi bắt đầu cuộc xung đột. Trong suốt hơn hai năm qua, UAV Orion đã được các kỹ sư Nga hiện đại hóa, dựa trên kinh nghiệm của chiến trường Ukraine, khi bổ sung thêm tên lửa có độ chính xác cao. Loại UAV Orion hiện đại hóa này lần đầu xuất trận ở chiến trường Kursk. (Nguồn ảnh: Topwar, TASS, Wikipedia)
Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã mất chiếc UAV trinh sát và tấn công Inokhodets (Orion), hay còn gọi là "Pacer" hiện đại hóa đầu tiên, kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt; chiếc UAV này đã bị lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ trên khu vực Kursk. Hình ảnh chiếc UAV bị rơi đã được các nguồn tin Ukraine đăng tải.
Chiếc UAV Orion của Nga đã bị bắn hạ bởi hệ thống phòng không di động Strela-10 của Lữ đoàn tấn công đường không số 80 Ukraine. Đơn vị này đã được chuyển từ mặt trận gần Chasov Yar đến khu vực Kursk. Chiếc UAV Orion bị rơi gần như bị thiêu rụi hoàn toàn, chỉ còn lại những mảnh vụn cháy thành than.
Nguồn tin của Nga cho rằng, chiếc UAV Orion được trang bị tên lửa Kh-UAV (TKB-1030). Với loại tên lửa này, Orion “khá tự tin” tiêu diệt xe bọc thép và hỏa điểm của quân Ukraine ở khu vực biên giới. Đến nay, số lượng xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép, pháo tự hành và pháo xe kéo của Ukraine bị chiếc UAV này phá hủy đã vượt quá 50 chiếc.
Việc Nga tích cực sử dụng UAV Orion (Pacer) ở khu vực Kursk đã được biết đến vào tháng 9. Trong chuyến bay đầu tiên, chiếc UAV này đã phá hủy một khẩu pháo phản lực phóng loạt (MLRS) M270 mà Mỹ viện trợ cho Ukraine, cùng với số đạn gồm 20 tên lửa và 10 lính đi cùng.
Do Quân đội Ukraine không thể triển khai các hệ thống phòng không tầm trung để bảo vệ đội hình chiến đấu của họ ở mặt trận Kursk, nên những chiếc UAV tầm trung Orion của Nga đã có cơ hội “làm mưa, làm gió” trên chiến trường, khi phá hủy hàng loạt xe cơ giới của Ukraine bằng tên lửa Kh-UAV.
UAV trinh sát và tấn công tầm trung Orion của Nga là loại máy bay không người lái có kích thước tương đối lớn, tốc độ bay tương đối chậm. Mặc dù không xuất hiện trên chiến trường Ukraine, nhưng nó đã phát huy tính ưu việt khi làm thất bại việc sử dụng tàu không người lái tự sát của Ukraine trên Biển Đen và giờ đây là ở mặt trận Kursk.
Đặc biệt là chiếc UAV Orion này ngay lần đầu xuất quân ở mặt trận Kursk đã tiêu diệt một chiếc xe tăng T-64BV của Ukraine ở gần thị trấn Sudzha bằng tên lửa TKB-1030. Điều này làm chúng ta liên tưởng đến những chiếc UAV TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, đã từng tỏa sáng trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine, chiến trường Syria hay Nagorno-Karabakh.
UAV Orion cũng giống như UAV TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, đây là loại UAV thuộc hạng MALE, tức là hoạt động ở độ cao trung bình, thời gian bay dài. Ban đầu, nó được thiết kế như một UAV trinh sát, khi được trang bị nhiều thiết bị quang-điện tử, radar và vô tuyến; thực hiện các cuộc tuần tra trên không trong thời gian dài.
Ở phiên bản xuất khẩu, các đặc tính kỹ - chiến thuật của Orion-E được biết như sau: tốc độ bay 120-200 km/h, độ cao bay lên tới 7.500 m, bán kính điều khiển trực tiếp từ 250 km hoặc 300 km với bộ lặp tín hiệu UAV, trọng lượng vũ khí tối đa mang theo lên tới 200 kg.
Hiện nay, UAV Orion của Nga ngoài nhiệm vụ trinh sát, nó còn tham gia tấn công mục tiêu mặt đất. Về vũ khí có thể mang 6 quả bom KAB-20 hoặc 3 quả bom KAB-50 có điều khiển, hoặc cùng số lượng bom UPAB-50 được chế tạo từ đạn pháo phản lực BM-21 Grad MLRS.
Ngoài đạn rơi tự do, vũ khí của UAV Orion có thể bao gồm tên lửa hành trình hạng nhẹ Kh-50, hoặc phiên bản tên lửa chống tăng phóng từ trên không của tên lửa Kornet ATGM. Đoạn video trên mạng cho thấy, một chiếc xe tăng Ukraine bị trúng tên lửa chống tăng Kornet.
Tuy nhiên, những chiếc UAV tầm trung như TB2 hay Orion đều là “mục tiêu bắn tập” của những hệ thống phòng không dã chiến của Liên Xô như Buks và Tors, được thiết kế để bảo vệ đội hình chiến đấu phía trước và những binh đoàn bộ binh cơ giới. Những chiếc UAV lớn và bay chậm này có thể dễ dàng bị radar của các hệ thống phòng không này phát hiện và bắn hạ.
Điều tương tự cũng xảy ra trong “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine. Ở giai đoạn đầu, khi Quân đội Nga tiến theo đội hình cơ giới kéo dài và không được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công trên không, thì UAV TB2 đã được sử dụng khá thành công, để chống lại các phương tiện bọc thép của Nga.
Nhưng khi cuộc chiến chuyển từ cơ động sang chiến tranh giành vị trí, thì các hệ thống phòng không nhiều lớp của Nga đã được củng cố và những chiếc UAV TB2 của Ukraine cũng đã biến mất trên bầu trời. Đặc biệt là không còn nhìn thấy chiếc UAV TB2 nào của Ukraine tham gia tấn công mặt đất.
Khi quân Ukraine tiến vào khu vực Kursk, họ chỉ được bảo vệ bởi các hệ thống phòng không di động tầm thấp và MANPADS, điều này đã tạo cho các UAV tầm trung của Nga “xuất kích” và đã phá hủy một lượng lớn thiết bị quân sự có giá trị của đối phương, buộc quân Ukraine phải phân tán ra các khu rừng.
Việc những chiếc UAV Orion của Nga có tốc độ thấp có thể bay và tấn công xe tăng Ukraine trong khu vực Sudzha bị chiếm đóng đã nói lên điều đó. Tuy nhiên sẽ không có gì là may mắn mãi mãi, khi các lực lượng phòng không Ukraine cũng đã tổ chức chiến đấu phục kích, bắn hạ được loại UAV trinh sát, tấn công nguy hiểm này của Nga.
Những chiếc UAV Orion được Quân đội Nga tiếp nhận vào năm 2020, được sử dụng khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, nhưng sau đó đột ngột biến mất. Điều này là do Ukraine tích cực sử dụng các hệ thống phòng không, trong đó Kiev có khá nhiều hệ thống này khi bắt đầu cuộc xung đột.
Trong suốt hơn hai năm qua, UAV Orion đã được các kỹ sư Nga hiện đại hóa, dựa trên kinh nghiệm của chiến trường Ukraine, khi bổ sung thêm tên lửa có độ chính xác cao. Loại UAV Orion hiện đại hóa này lần đầu xuất trận ở chiến trường Kursk. (Nguồn ảnh: Topwar, TASS, Wikipedia)