Nói đến nhà sàn, nhiều người sẽ nghĩ đến kiểu nhà truyền thống độc đáo ở miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên. Không phải ai cũng biết, nhà sàn cũng hiện diện ở vùng Tây Nam Bộ. (Ảnh trong bài được chụp tại TP Châu Đốc và một số địa phương khác của tỉnh An Giang).Ở miền Tây, nhà sàn phổ biến nhất ở các vùng ngập lũ như An Giang, Đồng Tháp. Nếu ở vùng núi, nhà sàn giúp con người tránh thú dữ thì ở mảnh đất phương Nam, nhà sàn là phương tiện tránh ngập mỗi khi nước về.Tùy theo mực nước lũ ở địa phương nên độ cao của nhà sàn Nam Bộ không đồng nhất. Có nơi nhà thấp lè tè, trong khi nơi khác lại cất nhà cao đến 2 – 3 mét. Thông thường, sàn nhà luôn cao hơn hoặc bằng mặt đường nhựa.Vào mùa khô, gầm nhà sàn là nơi cất nông cụ, nông sản, buộc ghe thuyền, cũng có khi là nơi ăn uống, mắc võng nghỉ trưa. Đến mùa lũ, mọi sinh hoạt sẽ chuyển lên tầng trên và thuyền trở thành phương tiện đi lại chủ yếu.Cấu trúc nhà sàn truyền thống ở Nam Bộ thường có ba gian, trong đó gian giữa là nơi đặt bàn thờ gia tiên và tiếp khách. Vật liệu xây dựng và cách trang trí ngôi nhà sẽ thể hiện mức độ giàu nghèo của chủ nhà.Theo lẽ tự nhiên, bờ sông, kênh rạch là nơi tập trung nhiều nhà sàn nhất.Ngoài ra, những ngôi nhà đặc biệt này cũng xuất hiện cả bên các đường quốc lộ, tỉnh lộ hoặc các chòm xóm nằm xa kênh rạch.Nhiều ngôi nhà sàn được chống đỡ bằng bằng vô số cột gỗ, tạo nên cảnh tượng lộn xộn nhưng lạ mắt.Những nhà sàn khác được chống bằng cột bê tông cốt thép. Do khả năng chịu lực tốt hơn nên số cột cũng ít hơn nhiều so với nhà cột gỗ.Thời xưa, nhà sàn Nam Bộ thường được làm bằng các loại cây lá địa phương như tràm, dừa nước... Ngày nay những ngôi nhà như vậy không còn nhiều vì sự thịnh hành của các vật liệu mới như xi măng, sắt thép, tôn...Kiến trúc nhà sàn thời nay cũng có nhiều biến đổi để phù hợp hơn với đời sống, như đề cao tính tiện nghi, sự riêng tư của các thành viên trong gia đình...Chỉ có một điều không bao giờ thay đổi theo thời gian, đó là nhà sàn của người miền Tây luôn mở rộng cửa đón khách, như tính cách hồn hậu, cởi mở của người dân nơi đây...Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTV24.
Nói đến nhà sàn, nhiều người sẽ nghĩ đến kiểu nhà truyền thống độc đáo ở miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên. Không phải ai cũng biết, nhà sàn cũng hiện diện ở vùng Tây Nam Bộ. (Ảnh trong bài được chụp tại TP Châu Đốc và một số địa phương khác của tỉnh An Giang).
Ở miền Tây, nhà sàn phổ biến nhất ở các vùng ngập lũ như An Giang, Đồng Tháp. Nếu ở vùng núi, nhà sàn giúp con người tránh thú dữ thì ở mảnh đất phương Nam, nhà sàn là phương tiện tránh ngập mỗi khi nước về.
Tùy theo mực nước lũ ở địa phương nên độ cao của nhà sàn Nam Bộ không đồng nhất. Có nơi nhà thấp lè tè, trong khi nơi khác lại cất nhà cao đến 2 – 3 mét. Thông thường, sàn nhà luôn cao hơn hoặc bằng mặt đường nhựa.
Vào mùa khô, gầm nhà sàn là nơi cất nông cụ, nông sản, buộc ghe thuyền, cũng có khi là nơi ăn uống, mắc võng nghỉ trưa. Đến mùa lũ, mọi sinh hoạt sẽ chuyển lên tầng trên và thuyền trở thành phương tiện đi lại chủ yếu.
Cấu trúc nhà sàn truyền thống ở Nam Bộ thường có ba gian, trong đó gian giữa là nơi đặt bàn thờ gia tiên và tiếp khách. Vật liệu xây dựng và cách trang trí ngôi nhà sẽ thể hiện mức độ giàu nghèo của chủ nhà.
Theo lẽ tự nhiên, bờ sông, kênh rạch là nơi tập trung nhiều nhà sàn nhất.
Ngoài ra, những ngôi nhà đặc biệt này cũng xuất hiện cả bên các đường quốc lộ, tỉnh lộ hoặc các chòm xóm nằm xa kênh rạch.
Nhiều ngôi nhà sàn được chống đỡ bằng bằng vô số cột gỗ, tạo nên cảnh tượng lộn xộn nhưng lạ mắt.
Những nhà sàn khác được chống bằng cột bê tông cốt thép. Do khả năng chịu lực tốt hơn nên số cột cũng ít hơn nhiều so với nhà cột gỗ.
Thời xưa, nhà sàn Nam Bộ thường được làm bằng các loại cây lá địa phương như tràm, dừa nước... Ngày nay những ngôi nhà như vậy không còn nhiều vì sự thịnh hành của các vật liệu mới như xi măng, sắt thép, tôn...
Kiến trúc nhà sàn thời nay cũng có nhiều biến đổi để phù hợp hơn với đời sống, như đề cao tính tiện nghi, sự riêng tư của các thành viên trong gia đình...
Chỉ có một điều không bao giờ thay đổi theo thời gian, đó là nhà sàn của người miền Tây luôn mở rộng cửa đón khách, như tính cách hồn hậu, cởi mở của người dân nơi đây...
Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTV24.