Thessalonica là một trong số những cuộc thảm sát quy mô lớn và sớm nhất trong lịch sử, theo List25. Sự việc xảy ra vào năm 390 khi hoàng đế La Theodosius I phái quân tới Thessalonica nhằm dập tắt tình trạng bất ổn. Ban đầu, Hoàng đế La Theodosius I ra lệnh cho binh sĩ dẹp tất cả các phiến quân phản loạn. Nhưng sau đó ông đổi ý và yêu cầu binh sĩ không giết hại dân thường. Tuy nhiên, sứ giả truyền lệnh đến quân lính đã tới Thessalonica quá muộn. Binh sĩ La Theodosius I đã sát hại 7.000 người vô tội.
Thảm sát Latin là vụ giết chóc quy mô lớn ở thời kỳ Công giáo La Mã do các tín hữu thuộc Giáo hội Chính thống Đông phương thực hiện tại Constantinople, thủ đô của Đế quốc Byzantine, tháng 5/1182. Trên 60.000 người Latin bị giết hoặc chạy trốn khỏi nơi ở của họ trong vụ thảm sát này.
Vụ thảm sát Ngày lễ Thánh Bartholomew xảy ra vào năm 1572. Đây là một loạt các vụ bạo động của đám đông Công giáo chống lại người Huguenot (người Pháp theo đạo Tin Lành) trong cuộc chiến tôn giáo tại Pháp. Người ta ước tính số người chết trong cuộc thảm sát vào khoảng 5.000 tới 30.000 người. Đây là vụ việc tệ hại nhất trong tất cả các vụ thảm sát vì lý do tôn giáo xảy ra trong thế kỷ 16.
Vụ thảm sát Bolton hay “trận giông bão Bolton” là một phần của cuộc nội chiến tại Anh. Ngày 28/4/1644, cuộc tấn công và chiếm đóng một thị trấn ở Bolton, do lực lượng Hoàng gia do hoàng tử Rupert of the Rhine dẫn đầu, đã khiến 1.600 người dân vô tội thiệt mạng.
Thảm sát Tháng Chín là một làn sóng bạo lực xảy ra tại Paris của Pháp vào năm 1792. Một nửa tù nhân tại Paris đã bị hành quyết. Trong khi đó, 1.200 tù nhân khác, gồm phụ nữ và những bé trai bị mắc kẹt trong các nhà ngục. Bạo lực nhằm vào Giáo hội Công giáo tiếp diễn và lan rộng khắp nước Pháp trong gần một thập kỷ.
Vụ thảm sát đạo quân của Elphinstone xảy ra trong cuộc chiến tranh Anh - Afghanistan lần thứ nhất (1839-1842) khi thiếu tướng Sir Willian Elphinstone dẫn dắt quân đội và thường dân châu Âu, Ấn Độ từ Kabul trở lại đơn vị đồn trú của Anh tại Jalalabad. Ngay sau khi quân Anh bắt đầu hành quân trên những ngọn núi bị tuyết quét qua, họ bị rượt đuổi và tàn sát không thương tiếc. Trong số hơn 16.000 binh sĩ, chỉ một người đàn ông châu Âu duy nhất tên William Brydon may mắn thoát nạn.
Vụ thảm sát Batak cướp sinh mạng của khoảng 15.000 người ở Bulgaria diễn ra vào ngày 30/4/1876 khi 8.000 quân Ottoman bắt đầu tiến hành cuộc "Trỗi dậy tháng Tư". Đa số người thiệt mạng là phụ nữ và trẻ em. Họ bị cưỡng hiếp, tra tấn rồi bị chặt đầu. Giới sử học coi sự kiện này là tội ác ghê tởm nhất thế kỷ 19. Thảm sát Hamidian hay còn gọi là "Cuộc đại thảm sát" hoặc “Cuộc thảm sát Armenia” xảy ra trong thời gian từ năm 1894-1896. Nhằm tìm cách mở rộng lãnh thổ và xác lập hệ tư tưởng, đạo quân của đế chế Ottoman đã tàn sát từ 80.000 đến 300.000 người Armenia và khiến 50.000 trẻ em rơi vào cảnh mồ côi.
Holocaust là tên gọi của cuộc tàn sát chủng tộc đối với 6 triệu người Do Thái và nhiều nhóm thiểu số khác ở Châu Âu và Bắc Phi trong thời gian Thế chiến II do Phát xít Đức và các nước cùng phe gây ra. Dân Do Thái chiếm thành phần lớn nhất trong số các nạn nhân của cuộc thảm sát mà Đức Quốc xã gọi là "Giải pháp tối hậu cho vấn đề Do Thái" .
Thảm sát Adana năm 1909 do Đế quốc Ottoman tiến hành nhằm vào những người theo đạo Ki tô diễn ra trong bối cảnh những biến động trong chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ dẫn tới hàng loạt cuộc chống bạo động tại thành phố Adana. Theo các báo cáo, thảm sát Adana đã cướp đi sinh mạng của 15.000 tới 30.000 người.
Thảm sát Nam Kinh là tội ác chiến tranh do phát xít Nhật thực hiện bên trong và xung quanh Nam Kinh, Trung Quốc, sau khi thành phố này rơi vào tay quân đội Thiên hoàng Nhật Bản ngày 13/12/1937. Trong khoảng thời gian này, hàng trăm ngàn dân thường và binh lính Trung Quốc đã bị sát hại. Các nhà sử học ước tính từ 250.000 tới 300.000 người đã thiệt mạng trong vụ thảm sát Nam Kinh. Trong hai ngày 29 và 30 tháng 9/1941, quân Đức quốc xã đã hành quyết 33.771 người Do Thái tại hẻm núi Babi Yar gần Kiev. Vụ thảm sát Babi Ya cũng đánh dấu bước khởi đầu cho lịch sử Holocaust ở Ukraine khi hơn 1,5 triệu người Do Thái đã biến mất khỏi thế giới chỉ để thỏa mãn tham vọng của Adolf Hitler về một châu lục không có người Do Thái.
Tháng 10/1941, hơn 50.000 người Do Thái bị quân đội Romania giết hại. Người ta còn gọi sự kiện này là "thảm sát Odessa". Vụ việc nằm trong chuỗi tội ác do Phát xít Đức và các nước cùng phe gây ra trong cuộc thảm sát chủng tộc Holocaust thời Thế chiến II.
Tháng 2/1982, quân đội của cựu Tổng thống Syria Hafez Al Assad đã thực hiện cuộc thảm sát tại một ngôi làng thuộc thị trấn Hama nhằm ngăn cản các cuộc nổi dậy của lực lượng Anh em Hồi giáo. Khoảng 7.000 tới 35.000 người đã thiệt mạng trong vụ thảm sát này.
Thessalonica là một trong số những cuộc thảm sát quy mô lớn và sớm nhất trong lịch sử, theo List25. Sự việc xảy ra vào năm 390 khi hoàng đế La Theodosius I phái quân tới Thessalonica nhằm dập tắt tình trạng bất ổn. Ban đầu, Hoàng đế La Theodosius I ra lệnh cho binh sĩ dẹp tất cả các phiến quân phản loạn. Nhưng sau đó ông đổi ý và yêu cầu binh sĩ không giết hại dân thường. Tuy nhiên, sứ giả truyền lệnh đến quân lính đã tới Thessalonica quá muộn. Binh sĩ La Theodosius I đã sát hại 7.000 người vô tội.
Thảm sát Latin là vụ giết chóc quy mô lớn ở thời kỳ Công giáo La Mã do các tín hữu thuộc Giáo hội Chính thống Đông phương thực hiện tại Constantinople, thủ đô của Đế quốc Byzantine, tháng 5/1182. Trên 60.000 người Latin bị giết hoặc chạy trốn khỏi nơi ở của họ trong vụ thảm sát này.
Vụ thảm sát Ngày lễ Thánh Bartholomew xảy ra vào năm 1572. Đây là một loạt các vụ bạo động của đám đông Công giáo chống lại người Huguenot (người Pháp theo đạo Tin Lành) trong cuộc chiến tôn giáo tại Pháp. Người ta ước tính số người chết trong cuộc thảm sát vào khoảng 5.000 tới 30.000 người. Đây là vụ việc tệ hại nhất trong tất cả các vụ thảm sát vì lý do tôn giáo xảy ra trong thế kỷ 16.
Vụ thảm sát Bolton hay “trận giông bão Bolton” là một phần của cuộc nội chiến tại Anh. Ngày 28/4/1644, cuộc tấn công và chiếm đóng một thị trấn ở Bolton, do lực lượng Hoàng gia do hoàng tử Rupert of the Rhine dẫn đầu, đã khiến 1.600 người dân vô tội thiệt mạng.
Thảm sát Tháng Chín là một làn sóng bạo lực xảy ra tại Paris của Pháp vào năm 1792. Một nửa tù nhân tại Paris đã bị hành quyết. Trong khi đó, 1.200 tù nhân khác, gồm phụ nữ và những bé trai bị mắc kẹt trong các nhà ngục. Bạo lực nhằm vào Giáo hội Công giáo tiếp diễn và lan rộng khắp nước Pháp trong gần một thập kỷ.
Vụ thảm sát đạo quân của Elphinstone xảy ra trong cuộc chiến tranh Anh - Afghanistan lần thứ nhất (1839-1842) khi thiếu tướng Sir Willian Elphinstone dẫn dắt quân đội và thường dân châu Âu, Ấn Độ từ Kabul trở lại đơn vị đồn trú của Anh tại Jalalabad. Ngay sau khi quân Anh bắt đầu hành quân trên những ngọn núi bị tuyết quét qua, họ bị rượt đuổi và tàn sát không thương tiếc. Trong số hơn 16.000 binh sĩ, chỉ một người đàn ông châu Âu duy nhất tên William Brydon may mắn thoát nạn.
Vụ thảm sát Batak cướp sinh mạng của khoảng 15.000 người ở Bulgaria diễn ra vào ngày 30/4/1876 khi 8.000 quân Ottoman bắt đầu tiến hành cuộc "Trỗi dậy tháng Tư". Đa số người thiệt mạng là phụ nữ và trẻ em. Họ bị cưỡng hiếp, tra tấn rồi bị chặt đầu. Giới sử học coi sự kiện này là tội ác ghê tởm nhất thế kỷ 19.
Thảm sát Hamidian hay còn gọi là "Cuộc đại thảm sát" hoặc “Cuộc thảm sát Armenia” xảy ra trong thời gian từ năm 1894-1896. Nhằm tìm cách mở rộng lãnh thổ và xác lập hệ tư tưởng, đạo quân của đế chế Ottoman đã tàn sát từ 80.000 đến 300.000 người Armenia và khiến 50.000 trẻ em rơi vào cảnh mồ côi.
Holocaust là tên gọi của cuộc tàn sát chủng tộc đối với 6 triệu người Do Thái và nhiều nhóm thiểu số khác ở Châu Âu và Bắc Phi trong thời gian Thế chiến II do Phát xít Đức và các nước cùng phe gây ra. Dân Do Thái chiếm thành phần lớn nhất trong số các nạn nhân của cuộc thảm sát mà Đức Quốc xã gọi là "Giải pháp tối hậu cho vấn đề Do Thái" .
Thảm sát Adana năm 1909 do Đế quốc Ottoman tiến hành nhằm vào những người theo đạo Ki tô diễn ra trong bối cảnh những biến động trong chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ dẫn tới hàng loạt cuộc chống bạo động tại thành phố Adana. Theo các báo cáo, thảm sát Adana đã cướp đi sinh mạng của 15.000 tới 30.000 người.
Thảm sát Nam Kinh là tội ác chiến tranh do phát xít Nhật thực hiện bên trong và xung quanh Nam Kinh, Trung Quốc, sau khi thành phố này rơi vào tay quân đội Thiên hoàng Nhật Bản ngày 13/12/1937. Trong khoảng thời gian này, hàng trăm ngàn dân thường và binh lính Trung Quốc đã bị sát hại. Các nhà sử học ước tính từ 250.000 tới 300.000 người đã thiệt mạng trong vụ thảm sát Nam Kinh.
Trong hai ngày 29 và 30 tháng 9/1941, quân Đức quốc xã đã hành quyết 33.771 người Do Thái tại hẻm núi Babi Yar gần Kiev. Vụ thảm sát Babi Ya cũng đánh dấu bước khởi đầu cho lịch sử Holocaust ở Ukraine khi hơn 1,5 triệu người Do Thái đã biến mất khỏi thế giới chỉ để thỏa mãn tham vọng của Adolf Hitler về một châu lục không có người Do Thái.
Tháng 10/1941, hơn 50.000 người Do Thái bị quân đội Romania giết hại. Người ta còn gọi sự kiện này là "thảm sát Odessa". Vụ việc nằm trong chuỗi tội ác do Phát xít Đức và các nước cùng phe gây ra trong cuộc thảm sát chủng tộc Holocaust thời Thế chiến II.
Tháng 2/1982, quân đội của cựu Tổng thống Syria Hafez Al Assad đã thực hiện cuộc thảm sát tại một ngôi làng thuộc thị trấn Hama nhằm ngăn cản các cuộc nổi dậy của lực lượng Anh em Hồi giáo. Khoảng 7.000 tới 35.000 người đã thiệt mạng trong vụ thảm sát này.