Nằm ở huyện Chư Păh, núi lửa Chư Đăng Ya là địa điểm du khách không nên bỏ qua khi đến phố núi Gia Lai. Theo các tài liệu, tên gọi Chư Đăng Ya theo tiếng của đồng bào Jrai có nghĩa là củ gừng dại. Khu vực thung lũng lòng chảo rộng lớn mở ra trên đỉnh miệng núi lửa Chư Đăng Ya mang vẻ đẹp hùng vĩ. Ảnh: Nguyễn Quang Ngọc.Nằm gần núi lửa Chư Đăng Ya có cánh đồng Ngô Sơn, từ trên cao nhìn xuống đẹp như tranh vẽ với những mảng màu xanh, vàng, nâu... bắt mắt. Ảnh: Phan Khánh.Biển Hồ Chè là địa điểm nổi tiếng ở huyện Chư Păh. Góp thêm điểm nhấn cho nơi đây còn có chùa Bửu Minh nổi tiếng với tầng mái cong vút thanh thoát, ẩn hiện trong sương sớm. Ảnh: Phạm Quý.Con đường nhỏ dài gần 1 km với hàng thông trăm tuổi hai bên là địa điểm rất thơ mộng ở khu vực Biển Hồ Chè của Gia Lai. Nhiều du khách đến check-in thường ví von nơi đây là "con đường tình yêu", "con đường Hàn Quốc"... Ảnh: Phan Khánh.Nằm ở huyện biên giới Ia Grai của tỉnh Gia Lai, thác Mơ là điểm đến còn khá hoang sơ, có tiềm năng phát triển du lịch. Dòng nước trắng xóa ở đây tuôn chảy qua từng tầng bậc đá, mang vẻ thơ mộng, quyến rũ. Ảnh: Phạm Quý.Nhắc đến Gia Lai, nhiều người khó lòng quên được "đôi mắt Pleiku" Biển Hồ, hay còn gọi là hồ T'Nưng. Thắng cảnh này được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1988, vốn là miệng núi lửa âm sụt chìm dưới đất, đã ngừng hoạt động từ hàng trăm triệu năm qua. Ảnh: Nguyễn Quang Ngọc.Tòa bảo tháp xá lợi cao 9 tầng là một trong những điểm nhấn kiến trúc của chùa Minh Thành ở TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Ngoài ra, chùa còn có chánh điện uy nghiêm làm từ gỗ pơ mu quý, có hồ Liên Trì thơ mộng, liễu rủ bóng mặt hồ, có tượng Phật A Di Đà bằng đá cao 7,5 m... Ảnh: Minh Đức. Núi lửa triệu năm tuổi ở Gia Lai chìm trong biển mây Dưới góc máy flycam, núi lửa Chư Đăng Ya (Gia Lai) nổi tiếng càng thêm phần huyền ảo khi ẩn hiện giữa biển mây trắng xóa.
Nằm ở huyện Chư Păh, núi lửa Chư Đăng Ya là địa điểm du khách không nên bỏ qua khi đến phố núi Gia Lai. Theo các tài liệu, tên gọi Chư Đăng Ya theo tiếng của đồng bào Jrai có nghĩa là củ gừng dại. Khu vực thung lũng lòng chảo rộng lớn mở ra trên đỉnh miệng núi lửa Chư Đăng Ya mang vẻ đẹp hùng vĩ. Ảnh: Nguyễn Quang Ngọc.
Nằm gần núi lửa Chư Đăng Ya có cánh đồng Ngô Sơn, từ trên cao nhìn xuống đẹp như tranh vẽ với những mảng màu xanh, vàng, nâu... bắt mắt. Ảnh: Phan Khánh.
Biển Hồ Chè là địa điểm nổi tiếng ở huyện Chư Păh. Góp thêm điểm nhấn cho nơi đây còn có chùa Bửu Minh nổi tiếng với tầng mái cong vút thanh thoát, ẩn hiện trong sương sớm. Ảnh: Phạm Quý.
Con đường nhỏ dài gần 1 km với hàng thông trăm tuổi hai bên là địa điểm rất thơ mộng ở khu vực Biển Hồ Chè của Gia Lai. Nhiều du khách đến check-in thường ví von nơi đây là "con đường tình yêu", "con đường Hàn Quốc"... Ảnh: Phan Khánh.
Nằm ở huyện biên giới Ia Grai của tỉnh Gia Lai, thác Mơ là điểm đến còn khá hoang sơ, có tiềm năng phát triển du lịch. Dòng nước trắng xóa ở đây tuôn chảy qua từng tầng bậc đá, mang vẻ thơ mộng, quyến rũ. Ảnh: Phạm Quý.
Nhắc đến Gia Lai, nhiều người khó lòng quên được "đôi mắt Pleiku" Biển Hồ, hay còn gọi là hồ T'Nưng. Thắng cảnh này được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1988, vốn là miệng núi lửa âm sụt chìm dưới đất, đã ngừng hoạt động từ hàng trăm triệu năm qua. Ảnh: Nguyễn Quang Ngọc.
Tòa bảo tháp xá lợi cao 9 tầng là một trong những điểm nhấn kiến trúc của chùa Minh Thành ở TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Ngoài ra, chùa còn có chánh điện uy nghiêm làm từ gỗ pơ mu quý, có hồ Liên Trì thơ mộng, liễu rủ bóng mặt hồ, có tượng Phật A Di Đà bằng đá cao 7,5 m... Ảnh: Minh Đức.
Núi lửa triệu năm tuổi ở Gia Lai chìm trong biển mây Dưới góc máy flycam, núi lửa Chư Đăng Ya (Gia Lai) nổi tiếng càng thêm phần huyền ảo khi ẩn hiện giữa biển mây trắng xóa.