Gia Lai hiện là một trong 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Theo Lịch sử Đảng bộ tỉnh, địa danh Gia Lai có từ năm 1932, biến âm từ tộc danh Jrai (Gia Rai) mà thành. Đây vốn là tộc người bản địa thuộc ngữ hệ Nam Đảo sinh sống tập trung ở vùng đất này.TP Pleiku hiện là tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội của Gia Lai. Ngoài Pleiku, tỉnh này còn có 2 thị xã là An Khê, Ayun Pa và 14 huyện: Chư Păh, Chư Prông, Chư Pưh, Chư Sê, Đak Đoa, Đak Pơ, Đức Cơ, Ia Grai, Ia Pa, Kbang, Kông Chro, Krông Pa, Mang Yang và Phú Thiện.Nằm về phía bắc TP Pleiku, Biển Hồ là tên gọi khác của hồ T'Nưng. Nơi đây níu chân du khách bởi khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, lãng mạn, khí hậu trong lành, mát mẻ. Biển Hồ vốn được nhiều người biết đến qua mỹ danh "đôi mắt Pleiku".Thắng cảnh Biển Hồ ở Pleiku được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1988. Hồ nước ngọt rộng lớn này vốn là miệng núi lửa đã ngừng hoạt động từ hàng trăm triệu năm qua. Nơi đây thuộc nhóm núi lửa âm sụt chìm dưới đất, phân biệt với nhóm núi lửa dương nhô lên mặt đất, ví dụ như núi Hàm Rồng, một địa danh nổi tiếng khác cũng ở Pleiku.Nằm trên một ngọn đồi thoai thoải ở TP Pleiku, chùa Minh Thành là địa điểm thu hút giới trẻ check-in khi đến Gia Lai trong thời gian gần đây. Chùa có khuôn viên rộng lớn với các công trình kiến trúc độc đáo, đường nét, chi tiết trang trí tinh xảo. Không gian chùa Minh Thành còn là sự kết hợp hài hòa giữa cây xanh, tiểu cảnh... Nhiều du khách từng đến đây đã nhận xét rằng chùa phảng phất "nét Nhật Bản", giống phong cách của những ngôi chùa thanh tịnh ở xứ Phù Tang.Nằm ở huyện Chư Păh, núi lửa Chư Đăng Ya là địa điểm hút khách trên bản đồ du lịch Gia Lai. Miệng núi lửa hình phễu đã dừng hoạt động cả triệu năm này cuốn hút nhiều bạn trẻ tìm đến check-in. Trên nền đất đỏ bazan màu mỡ ở đây, người dân địa phương khai khẩn, gieo trồng các loại cây lương thực như ngô, khoai, bí đỏ… tươi tốt. Vào mùa hoa dã quỳ, núi lửa Chư Đăng Ya như được khoác thêm áo mới bởi vô số vạt hoa vàng rực, bung nở hoang dại giữa núi đồi.Là một trong những thác nước đẹp nhất Gia Lai, thác Phú Cường nằm ở huyện Chư Sê, cách TP Pleiku khoảng 45 km. Dòng nước ở đây như dải lụa trắng đổ xuống từ độ cao gần 50 m, mang nét hoang sơ, hùng vĩ của đại ngàn. Đến khu vực này, du khách còn có thể chiêm ngưỡng cầu vồng thường xuyên xuất hiện khi hơi nước li ti từ thác kết hợp với muôn tia nắng lung linh chiếu qua.
Gia Lai hiện là một trong 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Theo Lịch sử Đảng bộ tỉnh, địa danh Gia Lai có từ năm 1932, biến âm từ tộc danh Jrai (Gia Rai) mà thành. Đây vốn là tộc người bản địa thuộc ngữ hệ Nam Đảo sinh sống tập trung ở vùng đất này.
TP Pleiku hiện là tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội của Gia Lai. Ngoài Pleiku, tỉnh này còn có 2 thị xã là An Khê, Ayun Pa và 14 huyện: Chư Păh, Chư Prông, Chư Pưh, Chư Sê, Đak Đoa, Đak Pơ, Đức Cơ, Ia Grai, Ia Pa, Kbang, Kông Chro, Krông Pa, Mang Yang và Phú Thiện.
Nằm về phía bắc TP Pleiku, Biển Hồ là tên gọi khác của hồ T'Nưng. Nơi đây níu chân du khách bởi khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, lãng mạn, khí hậu trong lành, mát mẻ. Biển Hồ vốn được nhiều người biết đến qua mỹ danh "đôi mắt Pleiku".
Thắng cảnh Biển Hồ ở Pleiku được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1988. Hồ nước ngọt rộng lớn này vốn là miệng núi lửa đã ngừng hoạt động từ hàng trăm triệu năm qua. Nơi đây thuộc nhóm núi lửa âm sụt chìm dưới đất, phân biệt với nhóm núi lửa dương nhô lên mặt đất, ví dụ như núi Hàm Rồng, một địa danh nổi tiếng khác cũng ở Pleiku.
Nằm trên một ngọn đồi thoai thoải ở TP Pleiku, chùa Minh Thành là địa điểm thu hút giới trẻ check-in khi đến Gia Lai trong thời gian gần đây. Chùa có khuôn viên rộng lớn với các công trình kiến trúc độc đáo, đường nét, chi tiết trang trí tinh xảo. Không gian chùa Minh Thành còn là sự kết hợp hài hòa giữa cây xanh, tiểu cảnh... Nhiều du khách từng đến đây đã nhận xét rằng chùa phảng phất "nét Nhật Bản", giống phong cách của những ngôi chùa thanh tịnh ở xứ Phù Tang.
Nằm ở huyện Chư Păh, núi lửa Chư Đăng Ya là địa điểm hút khách trên bản đồ du lịch Gia Lai. Miệng núi lửa hình phễu đã dừng hoạt động cả triệu năm này cuốn hút nhiều bạn trẻ tìm đến check-in. Trên nền đất đỏ bazan màu mỡ ở đây, người dân địa phương khai khẩn, gieo trồng các loại cây lương thực như ngô, khoai, bí đỏ… tươi tốt. Vào mùa hoa dã quỳ, núi lửa Chư Đăng Ya như được khoác thêm áo mới bởi vô số vạt hoa vàng rực, bung nở hoang dại giữa núi đồi.
Là một trong những thác nước đẹp nhất Gia Lai, thác Phú Cường nằm ở huyện Chư Sê, cách TP Pleiku khoảng 45 km. Dòng nước ở đây như dải lụa trắng đổ xuống từ độ cao gần 50 m, mang nét hoang sơ, hùng vĩ của đại ngàn. Đến khu vực này, du khách còn có thể chiêm ngưỡng cầu vồng thường xuyên xuất hiện khi hơi nước li ti từ thác kết hợp với muôn tia nắng lung linh chiếu qua.