Liên nỗ hay nỏ liên hoàn, còn được gọi là nỏ Gia Cát là một loại nỏ được ví như "súng máy" của binh lính Trung Quốc cổ đại. Loại nỏ này được thiết kế để tự động đưa các mũi tên vào rãnh bắn, giúp rút ngắn đáng kể thời gian ngắt quãng giữa các lần bắn của cung thủ. Tần suất bắn nhanh khiến nỏ liên hoàn trở thành một vũ khí tầm xa đáng sợ trên chiến trường Trung Quốc cổ đại. Điểm đặc biệt nhất trong thiết kế của nỏ liên hoàn chính là hộp đựng tên được đóng trên thân nỏ. Khi một mũi tên được bắn đi, mũi tên phía trên sẽ rơi xuống theo trọng lực vào vị trí sẵn sàng khai hỏa.Dây cung được căng bằng cần gạt thay vì kéo tay cũng là một yếu tố giúp tăng tốc độ thao tác của người lính. Trong tay một người lính điêu luyện, nỏ liên hoàn có thể bắn tới 15 mũi tên trong 10 giây, gấp nhiều lần tốc độ bắn của nỏ thông thường. Điểm yếu của nỏ liên hoàn là các mũi tên nhỏ hơn, tầm bắn và lực bắn yếu hơn so với nỏ truyền thống. Dù vậy, khi được tẩm độc và dùng để tấn công những đội quân tập trung với mật độ lớn, nỏ liên hoàn thực sự là một vũ khí đầy uy lực.Theo các giai thoại của Trung Quốc, cha đẻ của loại nỏ này là Gia Cát Lượng. Đó là lý do khiến nỏ liên hoàn còn được gọi là nỏ Gia Cát hay Gia Cát nỗ, được biết đến rộng rãi ở phương Tây qua cách phiên âm là Chu Ko nu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, nỏ liên hoàn đã được phát minh từ trước thời đại của Gia Cát Lượng. Các cuộc khai quật cho thấy, nỏ liên hoàn đã xuất hiện ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ 4 TCN. Trải qua các triều đại khác nhau, loại nỏ này được phát triển thành nhiều biến thể, thậm chí còn được du nhập vào Triều Tiên với tên gọi là sunogung. Ảnh: Internet.
Liên nỗ hay nỏ liên hoàn, còn được gọi là nỏ Gia Cát là một loại nỏ được ví như "súng máy" của binh lính Trung Quốc cổ đại.
Loại nỏ này được thiết kế để tự động đưa các mũi tên vào rãnh bắn, giúp rút ngắn đáng kể thời gian ngắt quãng giữa các lần bắn của cung thủ.
Tần suất bắn nhanh khiến nỏ liên hoàn trở thành một vũ khí tầm xa đáng sợ trên chiến trường Trung Quốc cổ đại.
Điểm đặc biệt nhất trong thiết kế của nỏ liên hoàn chính là hộp đựng tên được đóng trên thân nỏ. Khi một mũi tên được bắn đi, mũi tên phía trên sẽ rơi xuống theo trọng lực vào vị trí sẵn sàng khai hỏa.
Dây cung được căng bằng cần gạt thay vì kéo tay cũng là một yếu tố giúp tăng tốc độ thao tác của người lính. Trong tay một người lính điêu luyện, nỏ liên hoàn có thể bắn tới 15 mũi tên trong 10 giây, gấp nhiều lần tốc độ bắn của nỏ thông thường.
Điểm yếu của nỏ liên hoàn là các mũi tên nhỏ hơn, tầm bắn và lực bắn yếu hơn so với nỏ truyền thống. Dù vậy, khi được tẩm độc và dùng để tấn công những đội quân tập trung với mật độ lớn, nỏ liên hoàn thực sự là một vũ khí đầy uy lực.
Theo các giai thoại của Trung Quốc, cha đẻ của loại nỏ này là Gia Cát Lượng. Đó là lý do khiến nỏ liên hoàn còn được gọi là nỏ Gia Cát hay Gia Cát nỗ, được biết đến rộng rãi ở phương Tây qua cách phiên âm là Chu Ko nu.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, nỏ liên hoàn đã được phát minh từ trước thời đại của Gia Cát Lượng. Các cuộc khai quật cho thấy, nỏ liên hoàn đã xuất hiện ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ 4 TCN.
Trải qua các triều đại khác nhau, loại nỏ này được phát triển thành nhiều biến thể, thậm chí còn được du nhập vào Triều Tiên với tên gọi là sunogung. Ảnh: Internet.