Vũ khí đơn giản nhất để vô hiệu hóa ngựa chiến là những chiếc chông sắt 4 cạnh. Chỉ cần bị một mũi chông cắm vào phần thịt ở bàn chân, chú ngựa sẽ bị loại khỏi vòng chiến. Một bãi chông lớn trên trận địa sẽ là thách thức với những đội kỵ binh dày dặn kinh nghiệm nhất.
Những chiếc giáo dài tập trung với mật độ lớn sẽ vô hiệu hóa hoàn toàn khả năng tiếp cận của ngựa chiến. Những chú ngựa to xác cũng không có khả năng tự bảo vệ mình khi bị đâm bằng giáo. Nhiều trận đánh trong lịch sử đã chứng minh bộ binh cầm giáo chính là khắc tinh của các đội kỵ mã.
Chiến thuật chống kỵ binh điển hình của người La Mã được thực hiện bằng sự kết hợp hoàn hảo của những mũi giáo dài và khiên thép chắc chắn.
Giáo dài có móc cũng là một nỗi khiếp đảm của các kỵ binh. Không chỉ dùng để đâm, loại vũ khí này còn được dùng để móc vào chân ngựa hoặc kéo ngã người cưỡi ngựa, đặc biệt là khi di chuyển với tốc độ cao.
Từ những chiếc giáo dài, người Trung Quốc còn chế tạo ra một loại chiến xa chuyên dùng để khắc chế kỵ binh.
"Trảm mã đao" là loại vũ khí chuyên dùng để chặt chân ngựa chiến của người Trung Quốc. Đây là loại đao có chuôi và lưỡi dài hơn bình thường, giúp người dùng có thể lấy đà chém với một lực mạnh hơn, dù tốc độ chậm hơn đao thường.
Các hàng rào chống kỵ binh thường được dựng lên để làm chướng ngại trên trận địa, giúp khắc chế sự cơ động của chiến mã đối phương.
Hàng rào chống kỵ binh kiểu Trung Quốc.
Kỵ binh cưỡi lạc đà cũng là một lực lượng có thể áp đảo kỵ binh cưỡi ngựa chiến với ưu thế về chiều cao cùng nỗi sợ hãi mang tính bản năng của loài ngựa đối với lạc đà.
Những con voi chiến khổng lồ luôn là nỗi khiếp đảm với bất kỳ một lực lượng kỵ binh nào. Điều này cũng đã được chứng minh trong lịch sử Việt Nam, khi lực lượng voi chiến đã nhiều lần phát huy hiệu quả trong cuộc đối đầu với kỵ binh phương Bắc, điển hình là trận Ngọc Hồi - Đống Đa.
Với sự phát triển của các loại hỏa khí có tầm bắn xa, tốc độ bắn cao và sát thương mạnh, ưu thế về tốc độ của kỵ binh dần dần trở nên vô nghĩa, dẫn đến sự chấm dứt vai trò lịch sử của ngựa chiến như yếu tố chủ chốt trong chiến tranh ở thế kỷ 20. Ảnh: Internet.
Vũ khí đơn giản nhất để vô hiệu hóa ngựa chiến là những chiếc chông sắt 4 cạnh. Chỉ cần bị một mũi chông cắm vào phần thịt ở bàn chân, chú ngựa sẽ bị loại khỏi vòng chiến. Một bãi chông lớn trên trận địa sẽ là thách thức với những đội kỵ binh dày dặn kinh nghiệm nhất.
Những chiếc giáo dài tập trung với mật độ lớn sẽ vô hiệu hóa hoàn toàn khả năng tiếp cận của ngựa chiến. Những chú ngựa to xác cũng không có khả năng tự bảo vệ mình khi bị đâm bằng giáo. Nhiều trận đánh trong lịch sử đã chứng minh bộ binh cầm giáo chính là khắc tinh của các đội kỵ mã.
Chiến thuật chống kỵ binh điển hình của người La Mã được thực hiện bằng sự kết hợp hoàn hảo của những mũi giáo dài và khiên thép chắc chắn.
Giáo dài có móc cũng là một nỗi khiếp đảm của các kỵ binh. Không chỉ dùng để đâm, loại vũ khí này còn được dùng để móc vào chân ngựa hoặc kéo ngã người cưỡi ngựa, đặc biệt là khi di chuyển với tốc độ cao.
Từ những chiếc giáo dài, người Trung Quốc còn chế tạo ra một loại chiến xa chuyên dùng để khắc chế kỵ binh.
"Trảm mã đao" là loại vũ khí chuyên dùng để chặt chân ngựa chiến của người Trung Quốc. Đây là loại đao có chuôi và lưỡi dài hơn bình thường, giúp người dùng có thể lấy đà chém với một lực mạnh hơn, dù tốc độ chậm hơn đao thường.
Các hàng rào chống kỵ binh thường được dựng lên để làm chướng ngại trên trận địa, giúp khắc chế sự cơ động của chiến mã đối phương.
Hàng rào chống kỵ binh kiểu Trung Quốc.
Kỵ binh cưỡi lạc đà cũng là một lực lượng có thể áp đảo kỵ binh cưỡi ngựa chiến với ưu thế về chiều cao cùng nỗi sợ hãi mang tính bản năng của loài ngựa đối với lạc đà.
Những con voi chiến khổng lồ luôn là nỗi khiếp đảm với bất kỳ một lực lượng kỵ binh nào. Điều này cũng đã được chứng minh trong lịch sử Việt Nam, khi lực lượng voi chiến đã nhiều lần phát huy hiệu quả trong cuộc đối đầu với kỵ binh phương Bắc, điển hình là trận Ngọc Hồi - Đống Đa.
Với sự phát triển của các loại hỏa khí có tầm bắn xa, tốc độ bắn cao và sát thương mạnh, ưu thế về tốc độ của kỵ binh dần dần trở nên vô nghĩa, dẫn đến sự chấm dứt vai trò lịch sử của ngựa chiến như yếu tố chủ chốt trong chiến tranh ở thế kỷ 20. Ảnh: Internet.