Coup counter: Các chiến binh thổ dân da đỏ Bắc Phi muốn đoạt được danh hiệu, uy tín trong các trận chiến buộc phải thực thi những nhiệm vụ táo bạo, dũng cảm trước mặt kẻ thù. Hành động này được người thổ dân gọi là “Counting coup”. Ví dụ như họ phải chạm vào kẻ thù bằng tay, gậy, cung… và sau đó trốn thoát mà không bị thương tích. Phần thưởng giành cho những người hùng trong trận chiến là một chiếc lông đại bàng trên đầu. Nếu bạn bị thương, chiếc lông chim mà bạn nhận được sẽ bị sơn màu đỏ, chứng tỏ bạn mất điểm trong mắt mọi người. Hoặc thậm chí bạn có thể bị quân địch giết chết. Có nhiều cách khác để ghi điểm như ăn trộm vũ khí của quân địch hoặc chạm vào ngựa của quân địch khi chúng được buộc cẩn thận trong doanh trại. Cậu bé đánh trống: Một vấn để nổi cộm trong nhiều trận chiến là giao tiếp giữa chỉ huy và quân lính do bị ảnh hưởng của tiếng động như tiếng gào thét, tiếng súng đạn, bom mìn nổ. Trong nhiều trường hợp, binh lính không thể nghe được mệnh lệnh của chỉ huy hay thông tin từ đồng đội. Vì vậy, họ đã nảy ra ý tưởng những cậu bé đánh trống có nhiều tiện lợi. Thứ nhất, tiếng trống tăng nhuệ khí cho binh lính. Thứ hai, họ có thể hiểu được hiệu lệnh của chỉ huy qua tiếng trống. Mỗi một hồi trống biểu trưng cho những hiệu lệnh khác nhau. Vì vậy, người đánh trống cực kì hữu ích. Tuy nhiên, họ phải rất dũng cảm vì hỏa mai bay vèo vèo qua đầu mà vẫn phải đánh trống. Nhiều cậu bé mới chỉ 8 tuổi cũng đã đồng hành cùng các binh lính trong cuộc nội chiến Mỹ. Trên hình là cậu bé John Clem - một trong những tay trống nổi tiếng trong nội chiến. Cậu bỏ nhà ra đi vào năm 11 tuổi và xin gia nhập quân đội Chính phủ Liên bang. Nhưng họ đã không đồng ý do cậu bé còn quá nhỏ tuổi. Cuối cùng, họ đã mủi lòng vì họ không thể bỏ mặc cậu. Trên thực tế, John trông thật dễ thương trong bộ quân phục nhỏ xíu.“Khỉ thuốc súng”: Trong suốt các cuộc chiến thời xưa, các thủy thủ phải làm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Họ không có thời gian để làm những công việc chiếm nhiều thời gian và tốn sức, điển hình như nạp đạn vào các ống pháo. Vì vậy, một số người nghĩ ra việc dùng các bé trai vào nhiệm vụ này trong những trận thủy chiến ngoài biển. Đó là những cậu bé vô cùng nhanh nhẹn, thấp nhỏ và có thể dễ dàng nấp vào mép tàu để tránh được súng đạn của tàu địch. Chúng được gọi là “Powder monkey”. Những cậu bé này thực chất chỉ khoảng 9 tuổi. Chúng bị bắt cóc và ép phải phục vụ cho các cuộc chiến và dường như hy vọng được trở về nhà là quá mong manh. Chúng sẽ phải trèo lên trèo xuống trong tàu và mang vác những túi hay thùng thuốc súng trên lưng. Công việc chính của chúng là vận chuyển thuốc súng từ các kho của tàu lên các nòng súng hỏa mai và pháo.
Coup counter: Các chiến binh thổ dân da đỏ Bắc Phi muốn đoạt được danh hiệu, uy tín trong các trận chiến buộc phải thực thi những nhiệm vụ táo bạo, dũng cảm trước mặt kẻ thù. Hành động này được người thổ dân gọi là “Counting coup”. Ví dụ như họ phải chạm vào kẻ thù bằng tay, gậy, cung… và sau đó trốn thoát mà không bị thương tích. Phần thưởng giành cho những người hùng trong trận chiến là một chiếc lông đại bàng trên đầu.
Nếu bạn bị thương, chiếc lông chim mà bạn nhận được sẽ bị sơn màu đỏ, chứng tỏ bạn mất điểm trong mắt mọi người. Hoặc thậm chí bạn có thể bị quân địch giết chết. Có nhiều cách khác để ghi điểm như ăn trộm vũ khí của quân địch hoặc chạm vào ngựa của quân địch khi chúng được buộc cẩn thận trong doanh trại.
Cậu bé đánh trống: Một vấn để nổi cộm trong nhiều trận chiến là giao tiếp giữa chỉ huy và quân lính do bị ảnh hưởng của tiếng động như tiếng gào thét, tiếng súng đạn, bom mìn nổ. Trong nhiều trường hợp, binh lính không thể nghe được mệnh lệnh của chỉ huy hay thông tin từ đồng đội. Vì vậy, họ đã nảy ra ý tưởng những cậu bé đánh trống có nhiều tiện lợi.
Thứ nhất, tiếng trống tăng nhuệ khí cho binh lính. Thứ hai, họ có thể hiểu được hiệu lệnh của chỉ huy qua tiếng trống. Mỗi một hồi trống biểu trưng cho những hiệu lệnh khác nhau. Vì vậy, người đánh trống cực kì hữu ích. Tuy nhiên, họ phải rất dũng cảm vì hỏa mai bay vèo vèo qua đầu mà vẫn phải đánh trống. Nhiều cậu bé mới chỉ 8 tuổi cũng đã đồng hành cùng các binh lính trong cuộc nội chiến Mỹ.
Trên hình là cậu bé John Clem - một trong những tay trống nổi tiếng trong nội chiến. Cậu bỏ nhà ra đi vào năm 11 tuổi và xin gia nhập quân đội Chính phủ Liên bang. Nhưng họ đã không đồng ý do cậu bé còn quá nhỏ tuổi. Cuối cùng, họ đã mủi lòng vì họ không thể bỏ mặc cậu. Trên thực tế, John trông thật dễ thương trong bộ quân phục nhỏ xíu.
“Khỉ thuốc súng”: Trong suốt các cuộc chiến thời xưa, các thủy thủ phải làm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Họ không có thời gian để làm những công việc chiếm nhiều thời gian và tốn sức, điển hình như nạp đạn vào các ống pháo.
Vì vậy, một số người nghĩ ra việc dùng các bé trai vào nhiệm vụ này trong những trận thủy chiến ngoài biển. Đó là những cậu bé vô cùng nhanh nhẹn, thấp nhỏ và có thể dễ dàng nấp vào mép tàu để tránh được súng đạn của tàu địch. Chúng được gọi là “Powder monkey”.
Những cậu bé này thực chất chỉ khoảng 9 tuổi. Chúng bị bắt cóc và ép phải phục vụ cho các cuộc chiến và dường như hy vọng được trở về nhà là quá mong manh. Chúng sẽ phải trèo lên trèo xuống trong tàu và mang vác những túi hay thùng thuốc súng trên lưng. Công việc chính của chúng là vận chuyển thuốc súng từ các kho của tàu lên các nòng súng hỏa mai và pháo.