Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019, TP. HCM là đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành có dân số đông nhất Việt Nam, với 8.993.083 người. Đây cũng là địa phương giữ vai trò đầu tàu kinh tế của đất nước. Ảnh: Trụ sở UBND TP HCM.Cũng theo cuộc Tổng điều tra dân số năm 2019, tỉnh có dân số thấp nhất Việt Nam là Bắc Kạn, với 313.905 người. Quy mô dân số của tỉnh Bắc Kạn tương đương với quận 7 của TP HCM. Ảnh: Chùa Thạch Long ở huyện Chợ Mới, Bắc Kạn.Theo sách Atlas Địa lý Việt Nam, với diện tích tự nhiên lên tới 16.493,7 km2, Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất nước ta. Tỉnh này có 21 đơn vị hành chính cấp huyện, tỉnh lỵ là thành phố Vinh. Ảnh: Di tích thành cổ Nghệ An ở thành phố Vinh.Ở phía ngược lại, Bắc Ninh là tỉnh nhỏ nhất Việt Nam, với diện tích tự nhiên là 823 km2. Diện tích của tỉnh Bắc Ninh còn nhỏ hơn diện tích của nhiều huyện thuộc tỉnh Nghệ An. Ảnh: Chùa Phật tích ở huyện Tiên Du, Bắc Ninh.Theo danh sách đơn vị hành chính của Tổng cục Thống kê, Quảng Ninh hiện là tỉnh có nhiều thành phố nhất Việt Nam. Địa phương này có tới 4 thành phố trực thuộc là Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái và Uông Bí. Ảnh: Cầu Bãi Cháy ở thành phố Hạ Long.Không chỉ là tỉnh có diện tích lớn nhất, Nghệ An còn là tỉnh có nhiều thị xã nhất Việt Nam. Tỉnh này có ba thị xã là Cửa Lò, Hoàng Mai và Thái Hòa. Ảnh: Quảng trường Bình Minh ở thị xã Cửa Lò.Thanh Hóa là tỉnh có nhiều đơn vị hành chính cấp huyện nhất Việt Nam, với tổng số thành phố, thị xã, huyện là 27 (2 thành phố, 2 thị xã và 23 huyện). Ảnh: Đền Độc Cước ở thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa.Hà Nam là tỉnh có ít đơn vị hành chính cấp huyện nhất Việt Nam, với tổng số thành phố, thị xã, huyện dừng lại ở con số 6 (1 thành phố, 1 thị xã và 4 huyện). Ảnh: Chùa Bà Đanh ở huyện Kim Bảng, Hà Nam.Vừa có nhiều đơn vị hành chính cấp huyện nhất, Thanh Hóa cũng là tỉnh có nhiều thị trấn nhất Việt Nam. Theo thống kê, tỉnh này có 28 thị trấn trực thuộc các huyện, thị. Ảnh: Di tích Cố đô Lam Sơn ở thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.Trái ngược với Thanh Hóa, Ninh Thuận là tỉnh có ít thị trấn nhất cả nước. Tỉnh này có 3 thị trấn là thị trấn Tân Sơn (huyện Ninh Sơn), Khánh Hải (huyện Ninh Hải) và Phước Dân (huyện Ninh Phước). Ảnh: Vịnh Vĩnh Hy ở huyện Ninh Hải, Ninh Thuận.Quảng Bình là tỉnh có chiều ngang hẹp nhất ở Việt Nam, với nơi hẹp nhất là 40,3 km. Đây cũng là tỉnh có nhiều hang động nhất cả nước, với 300 hang động đã được phát hiện. Ảnh: Động Phong Nha ở Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình.Kiên Giang là tỉnh có hòn đảo lớn nhất Việt Nam, là đảo Phú Quốc với diện tích gần 600 km2. Với việc Phú Quốc được nâng cấp lên thành phố, Kiên Giang cũng trở thành tỉnh duy nhất có thành phố đảo của nước ta. Ảnh: Dinh Cậu ở phường Dương Đông, TP Phú Quốc.Quảng Nam là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu hai Di sản thế giới, đó là đô thị cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Cả hai Di sản văn hóa này đều được UNESCO công nhận vào năm 1999. Ảnh: Hội quán Phúc Kiến ở phố cổ Hội An.Mời quý độc giả xem video: Đình làng Đình Bảng, tuyệt tác kiến trúc cổ Kinh Bắc - VTV1.
Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019, TP. HCM là đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành có dân số đông nhất Việt Nam, với 8.993.083 người. Đây cũng là địa phương giữ vai trò đầu tàu kinh tế của đất nước. Ảnh: Trụ sở UBND TP HCM.
Cũng theo cuộc Tổng điều tra dân số năm 2019, tỉnh có dân số thấp nhất Việt Nam là Bắc Kạn, với 313.905 người. Quy mô dân số của tỉnh Bắc Kạn tương đương với quận 7 của TP HCM. Ảnh: Chùa Thạch Long ở huyện Chợ Mới, Bắc Kạn.
Theo sách Atlas Địa lý Việt Nam, với diện tích tự nhiên lên tới 16.493,7 km2, Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất nước ta. Tỉnh này có 21 đơn vị hành chính cấp huyện, tỉnh lỵ là thành phố Vinh. Ảnh: Di tích thành cổ Nghệ An ở thành phố Vinh.
Ở phía ngược lại, Bắc Ninh là tỉnh nhỏ nhất Việt Nam, với diện tích tự nhiên là 823 km2. Diện tích của tỉnh Bắc Ninh còn nhỏ hơn diện tích của nhiều huyện thuộc tỉnh Nghệ An. Ảnh: Chùa Phật tích ở huyện Tiên Du, Bắc Ninh.
Theo danh sách đơn vị hành chính của Tổng cục Thống kê, Quảng Ninh hiện là tỉnh có nhiều thành phố nhất Việt Nam. Địa phương này có tới 4 thành phố trực thuộc là Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái và Uông Bí. Ảnh: Cầu Bãi Cháy ở thành phố Hạ Long.
Không chỉ là tỉnh có diện tích lớn nhất, Nghệ An còn là tỉnh có nhiều thị xã nhất Việt Nam. Tỉnh này có ba thị xã là Cửa Lò, Hoàng Mai và Thái Hòa. Ảnh: Quảng trường Bình Minh ở thị xã Cửa Lò.
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều đơn vị hành chính cấp huyện nhất Việt Nam, với tổng số thành phố, thị xã, huyện là 27 (2 thành phố, 2 thị xã và 23 huyện). Ảnh: Đền Độc Cước ở thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa.
Hà Nam là tỉnh có ít đơn vị hành chính cấp huyện nhất Việt Nam, với tổng số thành phố, thị xã, huyện dừng lại ở con số 6 (1 thành phố, 1 thị xã và 4 huyện). Ảnh: Chùa Bà Đanh ở huyện Kim Bảng, Hà Nam.
Vừa có nhiều đơn vị hành chính cấp huyện nhất, Thanh Hóa cũng là tỉnh có nhiều thị trấn nhất Việt Nam. Theo thống kê, tỉnh này có 28 thị trấn trực thuộc các huyện, thị. Ảnh: Di tích Cố đô Lam Sơn ở thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Trái ngược với Thanh Hóa, Ninh Thuận là tỉnh có ít thị trấn nhất cả nước. Tỉnh này có 3 thị trấn là thị trấn Tân Sơn (huyện Ninh Sơn), Khánh Hải (huyện Ninh Hải) và Phước Dân (huyện Ninh Phước). Ảnh: Vịnh Vĩnh Hy ở huyện Ninh Hải, Ninh Thuận.
Quảng Bình là tỉnh có chiều ngang hẹp nhất ở Việt Nam, với nơi hẹp nhất là 40,3 km. Đây cũng là tỉnh có nhiều hang động nhất cả nước, với 300 hang động đã được phát hiện. Ảnh: Động Phong Nha ở Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình.
Kiên Giang là tỉnh có hòn đảo lớn nhất Việt Nam, là đảo Phú Quốc với diện tích gần 600 km2. Với việc Phú Quốc được nâng cấp lên thành phố, Kiên Giang cũng trở thành tỉnh duy nhất có thành phố đảo của nước ta. Ảnh: Dinh Cậu ở phường Dương Đông, TP Phú Quốc.
Quảng Nam là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu hai Di sản thế giới, đó là đô thị cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Cả hai Di sản văn hóa này đều được UNESCO công nhận vào năm 1999. Ảnh: Hội quán Phúc Kiến ở phố cổ Hội An.
Mời quý độc giả xem video: Đình làng Đình Bảng, tuyệt tác kiến trúc cổ Kinh Bắc - VTV1.