Nằm trong Vịnh Thái Lan, Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam đồng thời cũng là thành phố đảo duy nhất của đất nước. Tên gọi Phú Quốc gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của hòn đảo này. Ảnh: Hoàng hôn ở Gành Dầu, Phú Quốc.Theo các tư liệu lịch sử, tên gọi Phú Quốc do cộng đồng người dân cư đến đây lập nghiệp đặt ra vào thế kỷ 17. Đây là một từ Hán Việt, dịch sát nghĩa là “đất nước giàu có”, nhưng cũng có thể hiểu rộng ra là “vùng đất trù phú”. Ảnh: Làng chài Cửa Cạn, Phú Quốc.Ngược dòng lịch sử, năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu mang cả gia đình và khoảng 400 sĩ phu rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, đoàn người đổ bộ lên vùng đất ít người sinh sống bên vịnh Thái Lan, mà nay là bờ biển Tây Nam Việt Nam. Ảnh: Đền thờ họ Mạc ở Hà Tiên.Năm 1680, Mạc Cửu lập ấp rải rác từ Cà Mau cho đến Hà Tiên. Khi đó, Hà Tiên mang tên Căn Khẩu, đã trở thành thương cảng phồn thịnh của khu vực. Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan và người Việt từ vùng đất của chúa Nguyễn đến lập nghiệp rất đông. Ảnh: Thành phố Hà Tiên ngày nay.Từ một chốn hoang vu, hòn đảo lớn nhất vịnh Thái Lan nằm gần Hà Tiên cũng trở nên giàu có với sự hiện diện của các cảng biển và sòng bài. Hòn đảo được đặt tên là Phú Quốc như lời mời gọi hấp dẫn của một miền đất hứa dành cho ai muốn xây dựng cuộc sống mới. Ảnh: Rạch Cầu Sấu ở An Thới, Phú Quốc.Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn. Năm 1724, họ Mạc dâng toàn bộ đất đai cho chúa Nguyễn và được phong làm Đô đốc cai trị lãnh thổ Căn Khẩu, khi ấy được đổi tên thành Long Hồ dinh, bao gồm cả Phú Quốc. Từ lúc này người Việt chính thức xác lập chủ quyền ở hòn đảo. Ảnh: Chùa Hộ Quốc ở Phú Quốc.Ngoài câu chuyện lịch sử trên, còn một cách giải thích khác về nguồn gốc tên gọi Phú Quốc. Theo đó, cái tên này là do vua Gia Long đặt ra trong thời gian ông trốn chạy sự truy đuổi của quân Tây Sơn. Ảnh: Cảnh quan ở Mũi Ông Đội, địa danh gắn với sự nghiệp lịch sử của Nguyễn Ánh - Gia Long ở Phú Quốc.Tuy nhiên, trong chính sử nhà Nguyễn không hề nhắc đến việc vua Gia Long đặt tên cho Phú Quốc, và bản thân vị vua này vốn đề cao sự thống nhất đất nước nên khó có thể một cái tên như vậy. Ảnh: Giếng Tiên Phú Quốc, tương truyền được tạo thành do nhát kiếm của chúa Nguyễn Ánh.Trước khi mang tên Phú Quốc, hòn đảo lớn này từng được ngư dân Thái Lan gọi là đảo Koh-dud (đảo ở nơi xa xôi), còn người Campuchia thì gọi là đảo Koh-trol (hòn đảo có hình con thoi). Trên bản đồ hàng hải phương Tây thời cận đại, đảo Phú Quốc được gọi là Quadrole hoặc Phu-kok (phiên âm từ Phú Quốc). Ảnh: Suối Đá Bàn Phú Quốc.Thời nay, ngoài tên gọi chính thức, Phú Quốc còn được người dân Việt Nam thương mến gọi là “đảo Ngọc”, vì vẻ đẹp có thể ví như một viên ngọc quý giữa biển khơi của hòn đảo này... Ảnh: Một bãi biển hoang sơ ở Phú Quốc.Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.
Nằm trong Vịnh Thái Lan, Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam đồng thời cũng là thành phố đảo duy nhất của đất nước. Tên gọi Phú Quốc gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của hòn đảo này. Ảnh: Hoàng hôn ở Gành Dầu, Phú Quốc.
Theo các tư liệu lịch sử, tên gọi Phú Quốc do cộng đồng người dân cư đến đây lập nghiệp đặt ra vào thế kỷ 17. Đây là một từ Hán Việt, dịch sát nghĩa là “đất nước giàu có”, nhưng cũng có thể hiểu rộng ra là “vùng đất trù phú”. Ảnh: Làng chài Cửa Cạn, Phú Quốc.
Ngược dòng lịch sử, năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu mang cả gia đình và khoảng 400 sĩ phu rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, đoàn người đổ bộ lên vùng đất ít người sinh sống bên vịnh Thái Lan, mà nay là bờ biển Tây Nam Việt Nam. Ảnh: Đền thờ họ Mạc ở Hà Tiên.
Năm 1680, Mạc Cửu lập ấp rải rác từ Cà Mau cho đến Hà Tiên. Khi đó, Hà Tiên mang tên Căn Khẩu, đã trở thành thương cảng phồn thịnh của khu vực. Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan và người Việt từ vùng đất của chúa Nguyễn đến lập nghiệp rất đông. Ảnh: Thành phố Hà Tiên ngày nay.
Từ một chốn hoang vu, hòn đảo lớn nhất vịnh Thái Lan nằm gần Hà Tiên cũng trở nên giàu có với sự hiện diện của các cảng biển và sòng bài. Hòn đảo được đặt tên là Phú Quốc như lời mời gọi hấp dẫn của một miền đất hứa dành cho ai muốn xây dựng cuộc sống mới. Ảnh: Rạch Cầu Sấu ở An Thới, Phú Quốc.
Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn. Năm 1724, họ Mạc dâng toàn bộ đất đai cho chúa Nguyễn và được phong làm Đô đốc cai trị lãnh thổ Căn Khẩu, khi ấy được đổi tên thành Long Hồ dinh, bao gồm cả Phú Quốc. Từ lúc này người Việt chính thức xác lập chủ quyền ở hòn đảo. Ảnh: Chùa Hộ Quốc ở Phú Quốc.
Ngoài câu chuyện lịch sử trên, còn một cách giải thích khác về nguồn gốc tên gọi Phú Quốc. Theo đó, cái tên này là do vua Gia Long đặt ra trong thời gian ông trốn chạy sự truy đuổi của quân Tây Sơn. Ảnh: Cảnh quan ở Mũi Ông Đội, địa danh gắn với sự nghiệp lịch sử của Nguyễn Ánh - Gia Long ở Phú Quốc.
Tuy nhiên, trong chính sử nhà Nguyễn không hề nhắc đến việc vua Gia Long đặt tên cho Phú Quốc, và bản thân vị vua này vốn đề cao sự thống nhất đất nước nên khó có thể một cái tên như vậy. Ảnh: Giếng Tiên Phú Quốc, tương truyền được tạo thành do nhát kiếm của chúa Nguyễn Ánh.
Trước khi mang tên Phú Quốc, hòn đảo lớn này từng được ngư dân Thái Lan gọi là đảo Koh-dud (đảo ở nơi xa xôi), còn người Campuchia thì gọi là đảo Koh-trol (hòn đảo có hình con thoi). Trên bản đồ hàng hải phương Tây thời cận đại, đảo Phú Quốc được gọi là Quadrole hoặc Phu-kok (phiên âm từ Phú Quốc). Ảnh: Suối Đá Bàn Phú Quốc.
Thời nay, ngoài tên gọi chính thức, Phú Quốc còn được người dân Việt Nam thương mến gọi là “đảo Ngọc”, vì vẻ đẹp có thể ví như một viên ngọc quý giữa biển khơi của hòn đảo này... Ảnh: Một bãi biển hoang sơ ở Phú Quốc.
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.