Âm linh tự và mộ lính đội Hoàng Sa là những di tích lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt trên hòn đảo tiền tiêu Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi).Âm linh tự (nơi thờ cúng người chết vô thừa nhận) là một công trình thờ tự thường gặp ở các vùng quê trên khắp Việt Nam. Điều khác biệt của Âm linh tự trên đảo Lý Sơn là công trình này thờ phụng những “hùng binh Hoàng Sa” hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gần 300 năm trước.Theo các thư tịch còn lưu lại, Âm linh tự ở xã An Vĩnh thuộc huyện đảo Lý Sơn được xây dựng vào giữa thế kỷ 17. Công trình được xây dựng bằng đá san hô, vữa hồ là vôi trộn mật lẫn nước lá cây để tăng độ kết dính. Không gian thờ phụng bên trong di tích Âm Linh tự được bố cục thành 3 gian: gian giữa thờ thần, gian hai bên thờ tả ban và hữu ban.Khu vực sân, sau trước của Âm linh tự có tháp thờ lính Hoàng Sa. Tháp có 4 mặt, giữa có 4 chữ Hán: Chiến sỹ trận vong. Đây là tháp thờ để tưởng nhớ những người lính của hải đội Hoàng Sa hy sinh trên biển.Âm Linh tự cũng là nơi ngư dân trước khi ra biển “đi nghề”, hoặc đi tha phương hành nghề đến cầu xin thần thánh và linh hồn cõi khuất phù hộ độ trì để được bình an, được mùa, làm ăn thành đạt. Trở về bình yên sau mỗi chuyến đi biển (đối với ngư dân) hoặc về thăm quê nhà (đối với người sống tha phương) họ cũng mang lễ vật đến đây để làm lễ tạ ơn.Gắn liền với Âm linh tự là các khu mộ gió của lính Hoàng Sa. Theo phong tục từ lâu đời, dân làng đã nặn các hình nhân đất sét tương ứng với số lượng binh lính chết trên biển, sau đó lập đàn tế để “chiêu hồn nhập cốt” vào hình nhân rồi an táng thành ngôi mộ chung gọi là mả liếp hay mả gió/mộ gió.Có thể nói, Âm linh tự và mộ lính đội Hoàng Sa là di tích lịch sử quan trọng chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Âm linh tự và mộ lính đội Hoàng Sa là những di tích lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt trên hòn đảo tiền tiêu Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi).
Âm linh tự (nơi thờ cúng người chết vô thừa nhận) là một công trình thờ tự thường gặp ở các vùng quê trên khắp Việt Nam. Điều khác biệt của Âm linh tự trên đảo Lý Sơn là công trình này thờ phụng những “hùng binh Hoàng Sa” hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gần 300 năm trước.
Theo các thư tịch còn lưu lại, Âm linh tự ở xã An Vĩnh thuộc huyện đảo Lý Sơn được xây dựng vào giữa thế kỷ 17. Công trình được xây dựng bằng đá san hô, vữa hồ là vôi trộn mật lẫn nước lá cây để tăng độ kết dính. Không gian thờ phụng bên trong di tích Âm Linh tự được bố cục thành 3 gian: gian giữa thờ thần, gian hai bên thờ tả ban và hữu ban.
Khu vực sân, sau trước của Âm linh tự có tháp thờ lính Hoàng Sa. Tháp có 4 mặt, giữa có 4 chữ Hán: Chiến sỹ trận vong. Đây là tháp thờ để tưởng nhớ những người lính của hải đội Hoàng Sa hy sinh trên biển.
Âm Linh tự cũng là nơi ngư dân trước khi ra biển “đi nghề”, hoặc đi tha phương hành nghề đến cầu xin thần thánh và linh hồn cõi khuất phù hộ độ trì để được bình an, được mùa, làm ăn thành đạt. Trở về bình yên sau mỗi chuyến đi biển (đối với ngư dân) hoặc về thăm quê nhà (đối với người sống tha phương) họ cũng mang lễ vật đến đây để làm lễ tạ ơn.
Gắn liền với Âm linh tự là các khu mộ gió của lính Hoàng Sa. Theo phong tục từ lâu đời, dân làng đã nặn các hình nhân đất sét tương ứng với số lượng binh lính chết trên biển, sau đó lập đàn tế để “chiêu hồn nhập cốt” vào hình nhân rồi an táng thành ngôi mộ chung gọi là mả liếp hay mả gió/mộ gió.
Có thể nói, Âm linh tự và mộ lính đội Hoàng Sa là di tích lịch sử quan trọng chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.