Tọa lạc tại thôn Phước Sơn, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, chùa Đức Hạnh có thể coi là ngôi chùa có cổng tam quan lạ nhất Việt Nam.Cổng tam quan này cao 5m, rộng 10m, kết cấu bằng 8 thanh đá khối được ráp vào nhau bằng mộng, giống như gỗ. Đây đều là loại đá khối tự nhiên nguyên thủy.Ở thanh đá nằm ngang trên cùng, mặt trước khắc dòng chữ "Giáo hội Phật giáo Việt Nam", mặt sau khắc dòng chữ "Phật lịch 2552" dài 3m, rộng 0,60m, nặng gần 4 tấn. Thanh đá nằm ngang thứ 2, mặt trước khắc dòng chữ "Chùa Đức Hạnh", mặt sau là dòng chữ "Phước Huệ song tự", dài 5m, rộng 0,60m, nặng gần 8 tấn.2 thanh đá trụ, mỗi thanh cao 4,7m, rộng 0,80m, nặng trên 7 tấn. Ngoài cổng chính còn có hai cổng phụ, mỗi cổng cao 2,3m, rộng lọt lòng 1,7m, gồm 4 thanh đá trụ, mỗi thanh cao 2,3m, rộng 0,70m, nặng trên 5 tấn. Các thanh đá trụ được khắc câu đối sâu trong đá ở 2 mặt (ngoài và trong).Công trình cổng tam quan bằng đá độc đáo này doo nhóm thợ 3 người thực hiện ròng rã trong 4 năm, từ 2008 - 2011. Các thanh đá nguyên khối này do ông Nguyễn Minh Hóa, chủ một hầm đá, cách chùa 2km cúng đường.Chùa Đức Hạnh được xây dựng từ năm 1969, bởi một số đồng bào từ miền Trung vào Bình Phước lập nghiệp, sinh sống. Đến năm 1999, chùa được giao cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý và bắt đầu có trụ trì.Từ tháng 4/2008, chùa Đức Hạnh tiến hành trùng tu chánh điện, cổng tam quan, hàng rào, sân chùa... để tạo nơi quy ngưỡng của những người con Phật.Chính điện chùa có diện tích 200m2, không có cột mà chỉ là các thanh bê tông cốt thép ngang, rui mè bằng gỗ dầu, lợp ngói vẩy cá lớn, vách ngoài xây bằng đá hoa, lót nền gạch giả gỗ...Các pho tượng, bệ thờ, lư hương, chuông mõ, bàn, ghế sử dụng trong chánh điện chùa... hoàn toàn làm bằng các loại gỗ tự nhiên ở dạng gốc cây đã qua khai thác, được tận dụng lại.Trong khuôn viên chùa còn trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật và những bộ bàn ghế làm bằng đá nguyên khối rất độc đáo.
Tọa lạc tại thôn Phước Sơn, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, chùa Đức Hạnh có thể coi là ngôi chùa có cổng tam quan lạ nhất Việt Nam.
Cổng tam quan này cao 5m, rộng 10m, kết cấu bằng 8 thanh đá khối được ráp vào nhau bằng mộng, giống như gỗ. Đây đều là loại đá khối tự nhiên nguyên thủy.
Ở thanh đá nằm ngang trên cùng, mặt trước khắc dòng chữ "Giáo hội Phật giáo Việt Nam", mặt sau khắc dòng chữ "Phật lịch 2552" dài 3m, rộng 0,60m, nặng gần 4 tấn. Thanh đá nằm ngang thứ 2, mặt trước khắc dòng chữ "Chùa Đức Hạnh", mặt sau là dòng chữ "Phước Huệ song tự", dài 5m, rộng 0,60m, nặng gần 8 tấn.
2 thanh đá trụ, mỗi thanh cao 4,7m, rộng 0,80m, nặng trên 7 tấn. Ngoài cổng chính còn có hai cổng phụ, mỗi cổng cao 2,3m, rộng lọt lòng 1,7m, gồm 4 thanh đá trụ, mỗi thanh cao 2,3m, rộng 0,70m, nặng trên 5 tấn. Các thanh đá trụ được khắc câu đối sâu trong đá ở 2 mặt (ngoài và trong).
Công trình cổng tam quan bằng đá độc đáo này doo nhóm thợ 3 người thực hiện ròng rã trong 4 năm, từ 2008 - 2011. Các thanh đá nguyên khối này do ông Nguyễn Minh Hóa, chủ một hầm đá, cách chùa 2km cúng đường.
Chùa Đức Hạnh được xây dựng từ năm 1969, bởi một số đồng bào từ miền Trung vào Bình Phước lập nghiệp, sinh sống. Đến năm 1999, chùa được giao cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý và bắt đầu có trụ trì.
Từ tháng 4/2008, chùa Đức Hạnh tiến hành trùng tu chánh điện, cổng tam quan, hàng rào, sân chùa... để tạo nơi quy ngưỡng của những người con Phật.
Chính điện chùa có diện tích 200m2, không có cột mà chỉ là các thanh bê tông cốt thép ngang, rui mè bằng gỗ dầu, lợp ngói vẩy cá lớn, vách ngoài xây bằng đá hoa, lót nền gạch giả gỗ...
Các pho tượng, bệ thờ, lư hương, chuông mõ, bàn, ghế sử dụng trong chánh điện chùa... hoàn toàn làm bằng các loại gỗ tự nhiên ở dạng gốc cây đã qua khai thác, được tận dụng lại.
Trong khuôn viên chùa còn trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật và những bộ bàn ghế làm bằng đá nguyên khối rất độc đáo.