Nhiếp ảnh gia H.S. Wong đã chụp ảnh một em bé Thượng Hải ngồi bên cạnh đống đổ nát trong thời gian xảy ra cuộc chiến tranh Trung - Nhật năm 1937. Quân đội Nhật Bản đã đánh bom nhầm vào một nhà ga của thành phố khiến 1.500 người thiệt mạng.Ảnh chụp lính trẻ 16 tuổi Hans-Georg Henke bật khóc. Tại thời điểm này, Henke là một thành viên của Đoàn Thanh niên Hitler được thành lập vào tháng 1/5/1945 - một ngày trước khi Đức đầu hàng. Trong ảnh, Henke trông còn khá nhỏ so với bộ quân phục thùng thình.
Đại dịch cúm Tây Ban Nha xảy ra vào năm 1918 đã khiến hơn 100 triệu người trên thế giới tử vong. Bức ảnh đã lột tả tình hình lúc đó: mặc dù đang thi đấu bóng chày nhưng các cầu thủ vẫn đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân khỏi đại dịch.
Bức ảnh chụp những nô lệ có mặt trên boong tàu hải quân HMS Daphne ngày 1/11/1868 ở Đại Tây Dương. Đây là con tàu trong số các tàu của Anh giải cứu nô lệ khỏi nạn buôn bán. Trong 3 ngày sau, các tàu của Anh đã giải cứu được hơn 200 nô lệ và đưa họ trở về châu Phi. Người lính làm nhiệm vụ bảo vệ bức tường Berlin ở phía Đông đã có hành động vô cùng nguy hiểm khi một giúp bé trai bị thất lạc cha mẹ vượt qua hàng rào dây thép gai để sang lãnh thổ phía bên kia. Xác nông dân chết đói trên một đường phố ở Kharkov. Đây là một hình ảnh minh chứng cho nạn đói Holodomor, khiến 5 triệu người Ukraine tử vong năm 1933.Bức ảnh chụp bé gái Mông Cổ bị bỏ đói cho đến chết. Em bị nhốt trong 1 chiếc thùng gỗ đặt ở nơi hoang sơ vắng vẻ. Tấm ảnh này do Stefan Passe chụp khi đến quốc gia này và công bố nó trên ấn phẩm của tạp chí National Geographic năm 1913. Lính thủy quân lục chiến Mỹ Joe O'Donnell đã chụp được bức ảnh đắt giá này. Cậu bé trong ảnh đang cõng em gái của mình khi thành phố Nagasaki bị đánh bom. O'Donnell đã bị ám ảnh bởi cảnh tượng này trong nhiều năm. Theo con trai của ông, bé gái đã chết trên lưng người anh, trong khi người anh đứng lặng người, mím chặt môi và không hề khóc trước sự ra đi của em gái mình, tựa như cậu bé đã nuốt hết nỗi đau vào lòng.
Bức ảnh chụp ngôi mộ tập thể - nơi Đức quốc xã đã giết 50.000 người ở trại tập trung Bergen-Belsen. Người đàn ông đứng giữa những thi thể nạn nhân của phát xít Đức là bác sĩ Fritz Klein - người bị treo cổ cho những tội ác đã gây ra vào tháng 12/1945.
Nhiếp ảnh gia H.S. Wong đã chụp ảnh một em bé Thượng Hải ngồi bên cạnh đống đổ nát trong thời gian xảy ra cuộc chiến tranh Trung - Nhật năm 1937. Quân đội Nhật Bản đã đánh bom nhầm vào một nhà ga của thành phố khiến 1.500 người thiệt mạng.
Ảnh chụp lính trẻ 16 tuổi Hans-Georg Henke bật khóc. Tại thời điểm này, Henke là một thành viên của Đoàn Thanh niên Hitler được thành lập vào tháng 1/5/1945 - một ngày trước khi Đức đầu hàng. Trong ảnh, Henke trông còn khá nhỏ so với bộ quân phục thùng thình.
Đại dịch cúm Tây Ban Nha xảy ra vào năm 1918 đã khiến hơn 100 triệu người trên thế giới tử vong. Bức ảnh đã lột tả tình hình lúc đó: mặc dù đang thi đấu bóng chày nhưng các cầu thủ vẫn đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân khỏi đại dịch.
Bức ảnh chụp những nô lệ có mặt trên boong tàu hải quân HMS Daphne ngày 1/11/1868 ở Đại Tây Dương. Đây là con tàu trong số các tàu của Anh giải cứu nô lệ khỏi nạn buôn bán. Trong 3 ngày sau, các tàu của Anh đã giải cứu được hơn 200 nô lệ và đưa họ trở về châu Phi.
Người lính làm nhiệm vụ bảo vệ bức tường Berlin ở phía Đông đã có hành động vô cùng nguy hiểm khi một giúp bé trai bị thất lạc cha mẹ vượt qua hàng rào dây thép gai để sang lãnh thổ phía bên kia.
Xác nông dân chết đói trên một đường phố ở Kharkov. Đây là một hình ảnh minh chứng cho nạn đói Holodomor, khiến 5 triệu người Ukraine tử vong năm 1933.
Bức ảnh chụp bé gái Mông Cổ bị bỏ đói cho đến chết. Em bị nhốt trong 1 chiếc thùng gỗ đặt ở nơi hoang sơ vắng vẻ. Tấm ảnh này do Stefan Passe chụp khi đến quốc gia này và công bố nó trên ấn phẩm của tạp chí National Geographic năm 1913.
Lính thủy quân lục chiến Mỹ Joe O'Donnell đã chụp được bức ảnh đắt giá này. Cậu bé trong ảnh đang cõng em gái của mình khi thành phố Nagasaki bị đánh bom. O'Donnell đã bị ám ảnh bởi cảnh tượng này trong nhiều năm. Theo con trai của ông, bé gái đã chết trên lưng người anh, trong khi người anh đứng lặng người, mím chặt môi và không hề khóc trước sự ra đi của em gái mình, tựa như cậu bé đã nuốt hết nỗi đau vào lòng.
Bức ảnh chụp ngôi mộ tập thể - nơi Đức quốc xã đã giết 50.000 người ở trại tập trung Bergen-Belsen. Người đàn ông đứng giữa những thi thể nạn nhân của phát xít Đức là bác sĩ Fritz Klein - người bị treo cổ cho những tội ác đã gây ra vào tháng 12/1945.