Ngày 26/11/1974, dự án xây dựng cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng được khởi công. Một đầu cầu thuộc địa bàn xã Đông Ngạc (huyện Từ Liêm cũ) và đầu còn lại thuộc xã Hải Bối (huyện Đông Anh). Các chuyên gia từ Trung Quốc đã đến khảo sát và giúp Việt Nam xây dựng những trụ cầu đầu tiên. Năm 1978, các chuyên gia Trung Quốc rút về nước khi mới xây xong 9/14 trụ cầu.Trước nguy cơ dự án bị đình trệ, năm 1978, Liên Xô đã viện trợ không hoàn lại để xây dựng cầu Thăng Long. Từ phải qua trái là ông E. Jelnin (bên phải), Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô; ông Hoàng Minh Chúc (đứng giữa), Tổng giám đốc Xí nghiệp Liên hợp cầu Thăng Long và ông Nguyễn Văn Ất (bên trái), kỹ sư tốt nghiệp Đại học Xây dựng Kharcov, phiên dịch viên.Kể từ đây, các đoàn chuyên gia Liên Xô bắt đầu có mặt tại công trường và tiếp tục công tác xây dựng. Họ đã thay đổi một số thiết kế cũ theo hướng hiện đại hơn. Đơn cử việc thay công nghệ đinh tán (từng được áp dụng tại cầu Long Biên) bằng bu lông cường độ cao giúp công trình bền vững hơn.Sau hơn 3 năm thi công, các công nhân trên công trường đã hợp long dầm thép cuối cùng vào ngày 18/10/1983.Thủ tướng Phạm Văn Đồng (áo đen, thứ 3 từ trái sang), Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng GTVT Đồng Sĩ Nguyên (thứ 2 từ trái sang) và các chuyên gia Liên Xô tham quan công trường vào ngày 5/11/1983.Ngày 25/1/1984, cầu Thăng Long được thông xe 2 bên đường cánh gà tại tầng 1. Thời điểm đó, đường cánh gà phục vụ cả ôtô con di chuyển từ nội thành đến sân bay Nội Bài. Về sau, làn đường này chỉ phục vụ các loại xe thô sơ.Với sự trợ giúp của Liên Xô, cầu Thăng Long được thi công với các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt. Trong ảnh là Tổng bí thư Lê Duẩn (người mặc áo đen, đội mũ), Bộ trưởng GTVT Đồng Sĩ Nguyên và chuyên gia Liên Xô đi bộ trên mặt thép tầng 2 của cầu Thăng Long.Nhớ lại giai đoạn sắp hoàn thành cầu Thăng Long, ông Nguyễn Văn Ất cho biết cây cầu là một công trình khổng lồ với quy mô lớn nhất Đông Nam Á thời điểm đó. "Công trình cùng thời mà lớn như cầu Thăng Long chắc chỉ có thủy điện Hòa Bình", ông Ất nhớ lại. Trong ảnh là công đoạn thử tải mặt đường tầng 2 của cầu vào tháng 3/1985.Ngày 9/5/1985, người dân hai bờ sông Hồng thuộc huyện Đông Anh và Từ Liêm đón sự kiện trọng đại: Khánh thành và thông xe cầu Thăng Long. Trong ảnh là Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười và Đại sứ Liên Xô tại lễ cắt băng khánh thành cây cầu.Theo kỹ sư Nguyễn Văn Ất, cầu Thăng Long được thi công với số lượng chuyên gia Liên Xô rất ít và những chuyên gia này luôn khuyến khích người Việt tự chủ các phần việc trên công trường. Thời gian xây dựng cây cầu cũng là quá trình trưởng thành của một thế hệ kỹ sư Việt Nam lành nghề, những người sau này tiếp tục thi công nhiều công trình cầu đường lớn của đất nước.Ngày 7/1, mặt đường tầng 2 của cầu Thăng Long được thông xe sau 5 tháng sửa chữa. Sau hơn 35 năm vận hành, cây cầu vẫn là mắt xích giao thông huyết mạch trên tuyến vành đai 3 Hà Nội.Kỹ sư Nguyễn Văn Ất tốt nghiệp Đại học Xây dựng Kharcov, Ukraina (Liên Xô cũ) năm 1979. Năm 1980, ông về công tác tại Bộ GTVT và làm cán bộ phiên dịch cho đoàn chuyên gia Liên Xô tại dự án xây dựng cầu Thăng Long (Hà Nội) cho đến khi công trình hoàn thành. Trong suốt quá trình công tác tại dự án, kỹ sư Nguyễn Văn Ất cẩn thận lưu trữ nhiều tư liệu quý liên quan đến cầu Thăng Long, bao gồm các ảnh chụp, hồ sơ thiết kế, sổ ghi chép, biên bản nghiệm thu công trình.
Ngày 26/11/1974, dự án xây dựng cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng được khởi công. Một đầu cầu thuộc địa bàn xã Đông Ngạc (huyện Từ Liêm cũ) và đầu còn lại thuộc xã Hải Bối (huyện Đông Anh). Các chuyên gia từ Trung Quốc đã đến khảo sát và giúp Việt Nam xây dựng những trụ cầu đầu tiên. Năm 1978, các chuyên gia Trung Quốc rút về nước khi mới xây xong 9/14 trụ cầu.
Trước nguy cơ dự án bị đình trệ, năm 1978, Liên Xô đã viện trợ không hoàn lại để xây dựng cầu Thăng Long. Từ phải qua trái là ông E. Jelnin (bên phải), Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô; ông Hoàng Minh Chúc (đứng giữa), Tổng giám đốc Xí nghiệp Liên hợp cầu Thăng Long và ông Nguyễn Văn Ất (bên trái), kỹ sư tốt nghiệp Đại học Xây dựng Kharcov, phiên dịch viên.
Kể từ đây, các đoàn chuyên gia Liên Xô bắt đầu có mặt tại công trường và tiếp tục công tác xây dựng. Họ đã thay đổi một số thiết kế cũ theo hướng hiện đại hơn. Đơn cử việc thay công nghệ đinh tán (từng được áp dụng tại cầu Long Biên) bằng bu lông cường độ cao giúp công trình bền vững hơn.
Sau hơn 3 năm thi công, các công nhân trên công trường đã hợp long dầm thép cuối cùng vào ngày 18/10/1983.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng (áo đen, thứ 3 từ trái sang), Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng GTVT Đồng Sĩ Nguyên (thứ 2 từ trái sang) và các chuyên gia Liên Xô tham quan công trường vào ngày 5/11/1983.
Ngày 25/1/1984, cầu Thăng Long được thông xe 2 bên đường cánh gà tại tầng 1. Thời điểm đó, đường cánh gà phục vụ cả ôtô con di chuyển từ nội thành đến sân bay Nội Bài. Về sau, làn đường này chỉ phục vụ các loại xe thô sơ.
Với sự trợ giúp của Liên Xô, cầu Thăng Long được thi công với các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt. Trong ảnh là Tổng bí thư Lê Duẩn (người mặc áo đen, đội mũ), Bộ trưởng GTVT Đồng Sĩ Nguyên và chuyên gia Liên Xô đi bộ trên mặt thép tầng 2 của cầu Thăng Long.
Nhớ lại giai đoạn sắp hoàn thành cầu Thăng Long, ông Nguyễn Văn Ất cho biết cây cầu là một công trình khổng lồ với quy mô lớn nhất Đông Nam Á thời điểm đó. "Công trình cùng thời mà lớn như cầu Thăng Long chắc chỉ có thủy điện Hòa Bình", ông Ất nhớ lại. Trong ảnh là công đoạn thử tải mặt đường tầng 2 của cầu vào tháng 3/1985.
Ngày 9/5/1985, người dân hai bờ sông Hồng thuộc huyện Đông Anh và Từ Liêm đón sự kiện trọng đại: Khánh thành và thông xe cầu Thăng Long. Trong ảnh là Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười và Đại sứ Liên Xô tại lễ cắt băng khánh thành cây cầu.
Theo kỹ sư Nguyễn Văn Ất, cầu Thăng Long được thi công với số lượng chuyên gia Liên Xô rất ít và những chuyên gia này luôn khuyến khích người Việt tự chủ các phần việc trên công trường. Thời gian xây dựng cây cầu cũng là quá trình trưởng thành của một thế hệ kỹ sư Việt Nam lành nghề, những người sau này tiếp tục thi công nhiều công trình cầu đường lớn của đất nước.
Ngày 7/1, mặt đường tầng 2 của cầu Thăng Long được thông xe sau 5 tháng sửa chữa. Sau hơn 35 năm vận hành, cây cầu vẫn là mắt xích giao thông huyết mạch trên tuyến vành đai 3 Hà Nội.
Kỹ sư Nguyễn Văn Ất tốt nghiệp Đại học Xây dựng Kharcov, Ukraina (Liên Xô cũ) năm 1979. Năm 1980, ông về công tác tại Bộ GTVT và làm cán bộ phiên dịch cho đoàn chuyên gia Liên Xô tại dự án xây dựng cầu Thăng Long (Hà Nội) cho đến khi công trình hoàn thành. Trong suốt quá trình công tác tại dự án, kỹ sư Nguyễn Văn Ất cẩn thận lưu trữ nhiều tư liệu quý liên quan đến cầu Thăng Long, bao gồm các ảnh chụp, hồ sơ thiết kế, sổ ghi chép, biên bản nghiệm thu công trình.