Từ năm 1960, Bộ Giao thông - Vận tải nghiên cứu mạng lưới đường sắt khu đầu mối Hà Nội, trong đó có hai cầu vượt sông Hồng ở Chèm và Thanh Trì và tương lai lâu dài một cầu nữa ở Sơn Tây. Tên ban đầu là cầu Chèm, sau đó trao đổi thành cầu Thăng Long. Đây là cây cầu bắc qua sông Hồng tại Chèm và có vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông phía Bắc Hà Nội. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.Nhận thấy vấn đề vận chuyển qua sông Hồng trong thời điểm đó là rất lớn: lưu lượng xe ô tô có ngày cao nhất là 4.000 xe, xe đạp là 16.400 chiếc, số khách bộ hành là 50.000 lượt người; trong khi đó, đường sắt duy nhất qua sông Hồng là cầu Long Biên được xây dựng từ năm 1902 cũng đã trở nên quá tải…Do vậy, ngày 24/01/1972, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Chỉ thị số 17-TTg về công tác chuẩn bị xây dựng cầu Thăng Long và tiếp đó ngày 17/8/1973, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ thiết kế công trình cầu này. Ảnh: Các chuyên gia Liên Xô đang trao đổi cùng kỹ sư xây dựng. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.Cầu Thăng Long do 3 đơn vị thiết kế kỹ thuật: Ban Nghiên cứu và Thiết kế cầu Thăng Long (nay đổi tên là Xí nghiệp Khảo sát ); Tổ Chuyên gia kỹ thuật thiết kế cầu lớn sông Hồng của Bộ Giao thông nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Viện Thiết kế cầu quốc gia Liên Xô.Các đơn vị tham gia thi công gồm: Xí nghiệp Liên hợp Cầu Thăng Long (thi công chủ yếu tại hiện trường); Nhà máy Cầu Va-ri-nhứt Liên Xô (Nhà máy chế tạo dầm thép); Liên hiệp các Xí nghiệp xây dựng giao thông khu vực I và II (đơn vị rải bê tông nhựa mặt cầu). Chủ đầu tư công trình cầu Thăng Long là Bộ Giao Thông -Vận tải.Cầu Thăng Long được khởi công xây dựng từ ngày 26/11/1974 và thông xe sử dụng toàn bộ ngày 09/5/1985. Cầu Thăng Long có chiều dài 1.710 m, gồm 15 nhịp dầm dàn thép đặt trên 14 trụ giếng chìm và 02 mố. Phần cầu chính gồm 02 tầng, tầng trên rộng 19,50m dùng cho 4 làn xe ô tô, tầng dưới đặt 02 đường xe lửa khổ 1345mm và hai bên đường xe thô sơ rộng 3,5m. Phần cầu dẫn đường ô tô (cả hai bờ) dài 1.405,45m và cầu dẫn đường sắt (cả hai bờ) dài 3.793m. Ảnh Lễ bàn giao cầu Thăng Long, nguồn Tư liệu.Mấy nằm đầu, cầu Thăng Long vắng người qua lại do cầu cao, người đi xe đạp phải dắt bộ, chưa thuận tiện. Nhưng sau đó, cầu lại là tuyến huyết mạch giao thông trọng điểm của Thủ đô nối các tỉnh phía Tây Bắc và là trục chính đi, về giữa nội đô với sân bay Nội Bài;… Ảnh: Lễ Khánh thành cầu Thăng Long, nguồn tư liệu.Cầu Thăng Long cũng được xem là một trong những công trình tiêu biểu của Việt Nam sau ngày Giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc đến trước thời kỳ đổi mới 1986. Đồng thời, khẳng định hơn nữa tinh thần đoàn kết và là một biểu tượng của tình hữu nghị giữa Việt Nam và Liên Xô.Hiện nay cầu Thăng Long đang được tạm dừng lưu thông để sửa chữa. Dự án sửa chữa cầu Thăng Long do Tổng cục Đường bộ làm chủ đầu tư sẽ thực hiện gia cường mặt cầu thép hiện tại, hàn các đinh neo thép vào bản mặt thép và lắp đặt lưới thép. Sau đó đổ lớp bê tông siêu tính năng (UHPC) có cường độ chịu nén, chịu kéo cao, chiều dày tối thiểu 6cm. Tiếp theo sẽ thảm lớp bê tông nhựa polymer phía trên.Đồng thời dự án thực hiện thay thế các khe co giãn đã bị hư hỏng, sửa chữa lề bộ hành, hệ thống thoát nước và hệ thống an toàn giao thông.
Mời bạn đọc xem thêm video: Cầu Thăng Long trước ngày đại tu sửa chữa. Nguồn: Zing
Từ năm 1960, Bộ Giao thông - Vận tải nghiên cứu mạng lưới đường sắt khu đầu mối Hà Nội, trong đó có hai cầu vượt sông Hồng ở Chèm và Thanh Trì và tương lai lâu dài một cầu nữa ở Sơn Tây. Tên ban đầu là cầu Chèm, sau đó trao đổi thành cầu Thăng Long. Đây là cây cầu bắc qua sông Hồng tại Chèm và có vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông phía Bắc Hà Nội. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.
Nhận thấy vấn đề vận chuyển qua sông Hồng trong thời điểm đó là rất lớn: lưu lượng xe ô tô có ngày cao nhất là 4.000 xe, xe đạp là 16.400 chiếc, số khách bộ hành là 50.000 lượt người; trong khi đó, đường sắt duy nhất qua sông Hồng là cầu Long Biên được xây dựng từ năm 1902 cũng đã trở nên quá tải…
Do vậy, ngày 24/01/1972, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Chỉ thị số 17-TTg về công tác chuẩn bị xây dựng cầu Thăng Long và tiếp đó ngày 17/8/1973, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ thiết kế công trình cầu này. Ảnh: Các chuyên gia Liên Xô đang trao đổi cùng kỹ sư xây dựng. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
Cầu Thăng Long do 3 đơn vị thiết kế kỹ thuật: Ban Nghiên cứu và Thiết kế cầu Thăng Long (nay đổi tên là Xí nghiệp Khảo sát ); Tổ Chuyên gia kỹ thuật thiết kế cầu lớn sông Hồng của Bộ Giao thông nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Viện Thiết kế cầu quốc gia Liên Xô.
Các đơn vị tham gia thi công gồm: Xí nghiệp Liên hợp Cầu Thăng Long (thi công chủ yếu tại hiện trường); Nhà máy Cầu Va-ri-nhứt Liên Xô (Nhà máy chế tạo dầm thép); Liên hiệp các Xí nghiệp xây dựng giao thông khu vực I và II (đơn vị rải bê tông nhựa mặt cầu). Chủ đầu tư công trình cầu Thăng Long là Bộ Giao Thông -Vận tải.
Cầu Thăng Long được khởi công xây dựng từ ngày 26/11/1974 và thông xe sử dụng toàn bộ ngày 09/5/1985. Cầu Thăng Long có chiều dài 1.710 m, gồm 15 nhịp dầm dàn thép đặt trên 14 trụ giếng chìm và 02 mố. Phần cầu chính gồm 02 tầng, tầng trên rộng 19,50m dùng cho 4 làn xe ô tô, tầng dưới đặt 02 đường xe lửa khổ 1345mm và hai bên đường xe thô sơ rộng 3,5m. Phần cầu dẫn đường ô tô (cả hai bờ) dài 1.405,45m và cầu dẫn đường sắt (cả hai bờ) dài 3.793m. Ảnh Lễ bàn giao cầu Thăng Long, nguồn Tư liệu.
Mấy nằm đầu, cầu Thăng Long vắng người qua lại do cầu cao, người đi xe đạp phải dắt bộ, chưa thuận tiện. Nhưng sau đó, cầu lại là tuyến huyết mạch giao thông trọng điểm của Thủ đô nối các tỉnh phía Tây Bắc và là trục chính đi, về giữa nội đô với sân bay Nội Bài;… Ảnh: Lễ Khánh thành cầu Thăng Long, nguồn tư liệu.
Cầu Thăng Long cũng được xem là một trong những công trình tiêu biểu của Việt Nam sau ngày Giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc đến trước thời kỳ đổi mới 1986. Đồng thời, khẳng định hơn nữa tinh thần đoàn kết và là một biểu tượng của tình hữu nghị giữa Việt Nam và Liên Xô.
Hiện nay cầu Thăng Long đang được tạm dừng lưu thông để sửa chữa. Dự án sửa chữa cầu Thăng Long do Tổng cục Đường bộ làm chủ đầu tư sẽ thực hiện gia cường mặt cầu thép hiện tại, hàn các đinh neo thép vào bản mặt thép và lắp đặt lưới thép. Sau đó đổ lớp bê tông siêu tính năng (UHPC) có cường độ chịu nén, chịu kéo cao, chiều dày tối thiểu 6cm. Tiếp theo sẽ thảm lớp bê tông nhựa polymer phía trên.
Đồng thời dự án thực hiện thay thế các khe co giãn đã bị hư hỏng, sửa chữa lề bộ hành, hệ thống thoát nước và hệ thống an toàn giao thông.
Mời bạn đọc xem thêm video: Cầu Thăng Long trước ngày đại tu sửa chữa. Nguồn: Zing