Những con lật đật đỏ chót được coi là một hình ảnh mang tính biểu tượng về văn hóa Nga, và là một trong những món đồ lưu niệm được du khách quốc tế ưa chuộng mỗi khi ghé thăm xứ sở Bạch Dương.Lật đật bắt đầu xuất hiện tại các hội chợ ở nước Nga vào thế kỷ thứ 19 với cái tên là "con nhào lộn". Đây là món đồ chơi hấp dẫn dựa trên nguyên tắc cân bằng, theo đó lật đật sẽ luôn đứng thẳng dù được đặt ở bất kỳ tư thế nào.Các nhà sử học tin rằng, con lật đật đã được du nhập vào Nga từ Nhật Bản. Nguyên mẫu của nó là Daruma, một loại lật đật nổi tiếng của người Nhật.Sau khi được đưa vào Nga, hình ảnh Daruma Nhật Bản đã biến đổi để mang sắc thái Nga. Lúc đầu nó được thể hiện bằng hình ảnh các thương gia, chú hề và cô gái.Một biến đổi khác so với Daruma là lật đật Nga phát ra những tiếng kêu “kính coong” vui tai khi lay động, nhờ cơ cấu tạo âm thanh dạng chuông ở bên trong thân. Một số dòng lật đật còn biết nhắm mắt khi đặt nằm.Những con lật đật thuở xưa được làm bằng gỗ tiện, trông gần giống búp bê matryoshka. Sau khi tiện, sản phẩm được sơn nước trước, sau đó làm khô và được phủ sơn mài. Vì có nhiều công đoạn đòi hỏi tay nghề cao nên thời bấy giờ lật đật chỉ được làm ở các cơ sở danh tiếng.Bước sang thế kỷ 20, lật đật được sản xuất đại trà bằng nhựa, kiểu dáng cũng có nhiều thay đổi. Từ một mặt hàng cao cấp chỉ dành cho những gia đình khá giả, lật đật trở nên phổ biến với mọi tầng lớp quần chúng Liên Xô.Vào thời bao cấp, nhiều con lật đật Liên Xô đã theo chân các cán bộ, du học sinh vượt hàng nghìn dặm để đến Việt Nam, trở thành đồ chơi trẻ em hoặc vật trang trí trong các gia đình. Một số con vẫn được lưu giữ như kỷ vật cho đến nay...Mời quý độc giả xem video: Ngỡ ngàng với cách "nấu cơm" của người châu Âu. Nguồn: VTV3.
Những con lật đật đỏ chót được coi là một hình ảnh mang tính biểu tượng về văn hóa Nga, và là một trong những món đồ lưu niệm được du khách quốc tế ưa chuộng mỗi khi ghé thăm xứ sở Bạch Dương.
Lật đật bắt đầu xuất hiện tại các hội chợ ở nước Nga vào thế kỷ thứ 19 với cái tên là "con nhào lộn". Đây là món đồ chơi hấp dẫn dựa trên nguyên tắc cân bằng, theo đó lật đật sẽ luôn đứng thẳng dù được đặt ở bất kỳ tư thế nào.
Các nhà sử học tin rằng, con lật đật đã được du nhập vào Nga từ Nhật Bản. Nguyên mẫu của nó là Daruma, một loại lật đật nổi tiếng của người Nhật.
Sau khi được đưa vào Nga, hình ảnh Daruma Nhật Bản đã biến đổi để mang sắc thái Nga. Lúc đầu nó được thể hiện bằng hình ảnh các thương gia, chú hề và cô gái.
Một biến đổi khác so với Daruma là lật đật Nga phát ra những tiếng kêu “kính coong” vui tai khi lay động, nhờ cơ cấu tạo âm thanh dạng chuông ở bên trong thân. Một số dòng lật đật còn biết nhắm mắt khi đặt nằm.
Những con lật đật thuở xưa được làm bằng gỗ tiện, trông gần giống búp bê matryoshka. Sau khi tiện, sản phẩm được sơn nước trước, sau đó làm khô và được phủ sơn mài. Vì có nhiều công đoạn đòi hỏi tay nghề cao nên thời bấy giờ lật đật chỉ được làm ở các cơ sở danh tiếng.
Bước sang thế kỷ 20, lật đật được sản xuất đại trà bằng nhựa, kiểu dáng cũng có nhiều thay đổi. Từ một mặt hàng cao cấp chỉ dành cho những gia đình khá giả, lật đật trở nên phổ biến với mọi tầng lớp quần chúng Liên Xô.
Vào thời bao cấp, nhiều con lật đật Liên Xô đã theo chân các cán bộ, du học sinh vượt hàng nghìn dặm để đến Việt Nam, trở thành đồ chơi trẻ em hoặc vật trang trí trong các gia đình. Một số con vẫn được lưu giữ như kỷ vật cho đến nay...
Mời quý độc giả xem video: Ngỡ ngàng với cách "nấu cơm" của người châu Âu. Nguồn: VTV3.