Từ nhiều năm nay, làng chuột Phù Dật (ấp Bình Chiến, xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) đã được biết đến như một trung tâm trao đổi mua bán, giết mổ chuột lớn nhất miền Tây Nam Bộ.Cảnh tượng quen thuộc dọc theo con đường chính của ấp Bình Chiến vào mỗi buổi sáng là vô số những chiếc lồng sắt lúc nhúc chuột, được thu gom từ nhiều miền quê của đồng bằng sông Cửu Long. Theo ước tích, khoảng 1/3 trong số 600 hộ dân ở ấp sống bằng nghề làm thịt chuột.Chuột cơm và chuột cống nhum là hại loại chuột được ưa chuộng nhất ở miền Tây, trong đó chuột cơm là loại phổ biến nhất.Ngay sau khi đưa về chợ chuột Phù Dật, những chú chuột sống sẽ "nếm trải" nhiều công đoạn xử lý khác nhau trước khi trở thành sản phẩm bán ra thịt trường.Đầu tiên, chuột bị tóm đuôi lôi ra khỏi lồng và "hóa kiếp" chỉ bằng một cú đập gọn ghẽ vào thớt gạch.Sau khi bị "thảm sát", xác chuột được chất đầy trong chậu để chuyển vào xưởng chế biến.Trong xưởng, hàng chục người sẽ đảm nhận nhiều công đoạn chế biến chuột khác nhau.Đầu tiên là cắt bỏ chân, đuôi, hàm răng của từng chú chuột.Chuột sau công đoạn xử lý đầu tiên.Phụ phẩm của quá trình này sẽ không bị vứt bỏ mà được tận dụng làm thức ăn nuôi cá.Các công đoạn tiếp theo là lột da, lọc bỏ mắt và nội tạng chuột...Những thành phần bỏ đi này cũng được dùng làm thức ăn cho cá.Những chú chuột gớm ghiếc được làm sạch sẽ trông đã "ngon mắt" hơn rất nhiều.Chúng sẽ được rửa sạch và ướp đá trước khi xuất ra thị trường.Đồi tượng tiêu thụ thịt chuột chủ yếu là các nhà hàng, quán nhậu. Với người dân miền Tây, thịt chuột là món nhậu đặc sản không thể thiếu trong thực đơn.Chúng được coi là thực phẩm sạch, do kiếm ăn chủ yếu ngoài đồng ruộng, sống xa nơi khu dân cư nên ít mầm bệnh.Mỗi ngày, khoảng 3-5 tấn chuột được tiêu thụ tại làng chuột Phù Dât. Điều này không chỉ đem lại công ăn việc làm cho người dân địa phương mà còn tạo nên một điểm đến thú vị mạng đậm nét văn hóa miền Tây dành cho du khách trong và ngoài nước.
Từ nhiều năm nay, làng chuột Phù Dật (ấp Bình Chiến, xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) đã được biết đến như một trung tâm trao đổi mua bán, giết mổ chuột lớn nhất miền Tây Nam Bộ.
Cảnh tượng quen thuộc dọc theo con đường chính của ấp Bình Chiến vào mỗi buổi sáng là vô số những chiếc lồng sắt lúc nhúc chuột, được thu gom từ nhiều miền quê của đồng bằng sông Cửu Long. Theo ước tích, khoảng 1/3 trong số 600 hộ dân ở ấp sống bằng nghề làm thịt chuột.
Chuột cơm và chuột cống nhum là hại loại chuột được ưa chuộng nhất ở miền Tây, trong đó chuột cơm là loại phổ biến nhất.
Ngay sau khi đưa về chợ chuột Phù Dật, những chú chuột sống sẽ "nếm trải" nhiều công đoạn xử lý khác nhau trước khi trở thành sản phẩm bán ra thịt trường.
Đầu tiên, chuột bị tóm đuôi lôi ra khỏi lồng và "hóa kiếp" chỉ bằng một cú đập gọn ghẽ vào thớt gạch.
Sau khi bị "thảm sát", xác chuột được chất đầy trong chậu để chuyển vào xưởng chế biến.
Trong xưởng, hàng chục người sẽ đảm nhận nhiều công đoạn chế biến chuột khác nhau.
Đầu tiên là cắt bỏ chân, đuôi, hàm răng của từng chú chuột.
Chuột sau công đoạn xử lý đầu tiên.
Phụ phẩm của quá trình này sẽ không bị vứt bỏ mà được tận dụng làm thức ăn nuôi cá.
Các công đoạn tiếp theo là lột da, lọc bỏ mắt và nội tạng chuột...
Những thành phần bỏ đi này cũng được dùng làm thức ăn cho cá.
Những chú chuột gớm ghiếc được làm sạch sẽ trông đã "ngon mắt" hơn rất nhiều.
Chúng sẽ được rửa sạch và ướp đá trước khi xuất ra thị trường.
Đồi tượng tiêu thụ thịt chuột chủ yếu là các nhà hàng, quán nhậu. Với người dân miền Tây, thịt chuột là món nhậu đặc sản không thể thiếu trong thực đơn.
Chúng được coi là thực phẩm sạch, do kiếm ăn chủ yếu ngoài đồng ruộng, sống xa nơi khu dân cư nên ít mầm bệnh.
Mỗi ngày, khoảng 3-5 tấn chuột được tiêu thụ tại làng chuột Phù Dât. Điều này không chỉ đem lại công ăn việc làm cho người dân địa phương mà còn tạo nên một điểm đến thú vị mạng đậm nét văn hóa miền Tây dành cho du khách trong và ngoài nước.