Nằm bên bờ sông Hương, Nghênh Lương Đình hay Nghênh Lương Tạ là một di tích có vai trò khá độc đáo trong quần thể di tích cố đô Huế. Công trình này là nơi nghỉ chân của các vị vua nhà Nguyễn trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát.Theo sử sách, Nghênh Lương Tạ (nghĩa là nhà Thủy Tạ để hóng mát) được xây dựng từ năm 1852 dưới triều vua Tự Đức, từ thời vua Khải Định trở về sau được gọi là Nghênh Lương Đình. Công trình trải qua những lần trùng tu lớn vào năm 1903 và 1918.Về tổng thể, Nghênh Lương Đình có kết cấu kiến trúc kiểu phương đình 1 gian 4 chái, phía trước và phía sau đều có nhà vỏ cua nối dài ra. Bộ khung gỗ ở phần trên, nhất là các vì vỏ cua cùng hệ thống liên ba được chạm trổ công phu. Mái nhà chính lợp ngói ống lưu ly vàng, hai nhà vỏ cua lợp ngói liệt men vàng.Nền Nghênh Lương Tạ cao 90 cm, bó vỉa bằng gạch vồ và đá thanh, phía bờ sông có 13 bậc cấp dẫn xuống một hành lang xây sát mặt nước sông Hương.Cảnh quan xung quanh Nghênh Lương Đình thoáng đãng và rất trữ tình.Xét về cấu trúc không gian ở trục trước mặt Kinh thành, Nghênh Lương Tạ nằm trên trục dọc từ Kỳ đài ra đến Phu Văn Lâu, là điểm nối kết giữa Kỳ Đài - Phu Văn Lâu - Hương Giang - Ngự Bình.Nghênh Lương Đình cũng nổi tiếng là một vị trí đẹp để ngắm nhìn, cảm nhận vẻ đẹp lãng mạn của sông Hương vào lúc bình minh, khi hoàng hôn hay trong đêm trăng sáng.Trước đây, triều đình cho ngăn con đường đi từ cửa Thể Nhơn (tức Cửa Ngăn) ra Nghênh Lương Đình, không cho ai qua lại hoặc thấy mặt vua.Ngoài Nghênh Lương Đình, kinh thành Huế xưa còn có nhiều nhà tạ khác để phục vụ nhà vua, tuy nhiên, đến nay duy chỉ còn công trình này là tồn tại.
Nằm bên bờ sông Hương, Nghênh Lương Đình hay Nghênh Lương Tạ là một di tích có vai trò khá độc đáo trong quần thể di tích cố đô Huế.
Công trình này là nơi nghỉ chân của các vị vua nhà Nguyễn trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát.
Theo sử sách, Nghênh Lương Tạ (nghĩa là nhà Thủy Tạ để hóng mát) được xây dựng từ năm 1852 dưới triều vua Tự Đức, từ thời vua Khải Định trở về sau được gọi là Nghênh Lương Đình. Công trình trải qua những lần trùng tu lớn vào năm 1903 và 1918.
Về tổng thể, Nghênh Lương Đình có kết cấu kiến trúc kiểu phương đình 1 gian 4 chái, phía trước và phía sau đều có nhà vỏ cua nối dài ra. Bộ khung gỗ ở phần trên, nhất là các vì vỏ cua cùng hệ thống liên ba được chạm trổ công phu. Mái nhà chính lợp ngói ống lưu ly vàng, hai nhà vỏ cua lợp ngói liệt men vàng.
Nền Nghênh Lương Tạ cao 90 cm, bó vỉa bằng gạch vồ và đá thanh, phía bờ sông có 13 bậc cấp dẫn xuống một hành lang xây sát mặt nước sông Hương.
Cảnh quan xung quanh Nghênh Lương Đình thoáng đãng và rất trữ tình.
Xét về cấu trúc không gian ở trục trước mặt Kinh thành, Nghênh Lương Tạ nằm trên trục dọc từ Kỳ đài ra đến Phu Văn Lâu, là điểm nối kết giữa Kỳ Đài - Phu Văn Lâu - Hương Giang - Ngự Bình.
Nghênh Lương Đình cũng nổi tiếng là một vị trí đẹp để ngắm nhìn, cảm nhận vẻ đẹp lãng mạn của sông Hương vào lúc bình minh, khi hoàng hôn hay trong đêm trăng sáng.
Trước đây, triều đình cho ngăn con đường đi từ cửa Thể Nhơn (tức Cửa Ngăn) ra Nghênh Lương Đình, không cho ai qua lại hoặc thấy mặt vua.
Ngoài Nghênh Lương Đình, kinh thành Huế xưa còn có nhiều nhà tạ khác để phục vụ nhà vua, tuy nhiên, đến nay duy chỉ còn công trình này là tồn tại.