Nằm ở phường Trà Cổ, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, nhà thờ Trà Cổ được mệnh danh là nhà thờ lớn và đẹp nhất vùng Đông Bắc nước ta.Lịch sử nhà thờ bắt đầu khoảng năm 1857, nhiều gia đình tín hữu công giáo vì muốn lánh nạn binh đao khói lửa nên tìm đường ra bán đảo Trà Cổ, vì vậy số lượng giáo dân tại đây tăng lên đáng kể, và nhà thờ được xây để các con chiên có nơi tụ họp. Ban đầu nhà thờ làm bằng gỗ gồm 7 gian.Năm 1880, nhà thờ bị hư hại, dột nát nhiều chỗ nên được xây cất mới bằng gạch đất, cột bằng gỗ, chạm trổ hoa lá để tạo sự trang nghiêm tôn kính.Năm 1913, nhà thờ được xây mới lần nữa theo lối kiến trúc Gothic phương Tây.Năm 1930, nhà thờ bắt đầu xuống cấp. Cha xứ cho trùng tu khu thánh đường, tô lại vôi áo hai bên hiên nhà thờ, lát lại gạch bông toàn bộ nền, mở rộng thêm cung Thánh, sửa lại bàn thờ, lát đá đường đi, rải sỏi trắng lên sân cát…Về tổng thể, nhà thờ Trà Cổ dài 130m, rộng 30m, gồm 10 gian, có mái lợp bằng ngói Tàu, tường đắp bằng đá vôi trộn với vỏ sò, hến đập nhuyễn, nằm trong một khuôn viên rộng lớn.Điểm nhấn của nhà thờ là một tháp chuông cao 30m, mất 2 năm để xây dựng. Trên tháp chuông có quả chuông được đúc khoảng năm 1927.Trên các bức tường của nhà thờ được bài trí hàng trăm bức phù điêu chạm khắc tinh xảo, mang lại vẻ đẹp cổ kính, nguy nga.Thánh đường được chống đỡ bằng những hàng cột gỗ lim. Bàn thờ chính sơn son thếp vàng, chạm trổ hoa văn tinh xảo.Năm 1979, trong chiến tranh biên giới phía Bắc, nhà thờ Trà Cổ bị tàn phá nặng nề.Đến năm 1995, công trình được trùng tu, khôi phục lại như thời điểm trước chiến tranh.Ngày nay, nhà thờ Trà Cổ là điểm tham quan nổi tiếng của vùng đất Móng Cái.
Nằm ở phường Trà Cổ, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, nhà thờ Trà Cổ được mệnh danh là nhà thờ lớn và đẹp nhất vùng Đông Bắc nước ta.
Lịch sử nhà thờ bắt đầu khoảng năm 1857, nhiều gia đình tín hữu công giáo vì muốn lánh nạn binh đao khói lửa nên tìm đường ra bán đảo Trà Cổ, vì vậy số lượng giáo dân tại đây tăng lên đáng kể, và nhà thờ được xây để các con chiên có nơi tụ họp. Ban đầu nhà thờ làm bằng gỗ gồm 7 gian.
Năm 1880, nhà thờ bị hư hại, dột nát nhiều chỗ nên được xây cất mới bằng gạch đất, cột bằng gỗ, chạm trổ hoa lá để tạo sự trang nghiêm tôn kính.
Năm 1913, nhà thờ được xây mới lần nữa theo lối kiến trúc Gothic phương Tây.
Năm 1930, nhà thờ bắt đầu xuống cấp. Cha xứ cho trùng tu khu thánh đường, tô lại vôi áo hai bên hiên nhà thờ, lát lại gạch bông toàn bộ nền, mở rộng thêm cung Thánh, sửa lại bàn thờ, lát đá đường đi, rải sỏi trắng lên sân cát…
Về tổng thể, nhà thờ Trà Cổ dài 130m, rộng 30m, gồm 10 gian, có mái lợp bằng ngói Tàu, tường đắp bằng đá vôi trộn với vỏ sò, hến đập nhuyễn, nằm trong một khuôn viên rộng lớn.
Điểm nhấn của nhà thờ là một tháp chuông cao 30m, mất 2 năm để xây dựng. Trên tháp chuông có quả chuông được đúc khoảng năm 1927.
Trên các bức tường của nhà thờ được bài trí hàng trăm bức phù điêu chạm khắc tinh xảo, mang lại vẻ đẹp cổ kính, nguy nga.
Thánh đường được chống đỡ bằng những hàng cột gỗ lim. Bàn thờ chính sơn son thếp vàng, chạm trổ hoa văn tinh xảo.
Năm 1979, trong chiến tranh biên giới phía Bắc, nhà thờ Trà Cổ bị tàn phá nặng nề.
Đến năm 1995, công trình được trùng tu, khôi phục lại như thời điểm trước chiến tranh.
Ngày nay, nhà thờ Trà Cổ là điểm tham quan nổi tiếng của vùng đất Móng Cái.