Đầu thế kỷ 20, song song với quá trình biến đỉnh núi Bà Nà ở Đà Nẵng thành một thiên đưởng nghỉ dưỡng của của giới thượng lưu, người Pháp đã cho xây dựng ở nơi đây một hầm rượu để làm nơi cất giữ rượu, đặc biệt là các loại rượu vang trứ danh được mang sang từ Pháp.Được xây dựng năm 1923, hầm rượu cổ ở Bà Nà có tên là hầm rượu Debay với tổng chiều dài từ lối vào đến lối ra khoảng 80 mét (gần đây cải tạo thêm 20 mét), chiều cao 2,5 mét, rộng khoảng 2 mét, bên trong có các hầm cất giữ rượu, hầm chưng cất rượu, quán bar, lò sưởi, sảnh....Vách hầm được xây bằng đá núi và vữa làm từ hỗn hợp đường và nhựa cây bời lời - một loại cây khá phổ biến ở vùng Quảng Nam - Đà Nẵng. Trần hầm được đào theo hình vòm cung thể hiện lối kiến trúc mang đậm chất Pháp và giúp tạo nên sự vững chắc cho công trình.Do nằm trong lòng núi, hầm rượu đã tồn tại được gần một thế kỷ, qua nhiều biến động, dù hàng trăm biệt thự bề thế một thời đã bị phá hủy bởi chiến tranh và thời gian. Đây là công trình duy nhất của người Pháp còn lại nguyên vẹn tại Bà Nà.Trong hầm rượu Bà Nà có tất cả 14 hốc, gồm có 11 hốc nhỏ và 3 hốc lớn. Khi hầm rượu còn hoạt động, mỗi hốc này là nơi lưu trữ rượu ký gửi của chủ nhân các ngôi biệt thự hoặc khách sạn tại Bà Nà.Nhiệt độ bên trong hầm rượu rất mát mẻ, dao động trong khoảng 16 - 20 độ C. Đây chính là nhiệt độ lý tưởng để cất giữ các loại rượu vang.Không chỉ riêng rượu vang mà rượu gạo - đặc sản của Việt Nam cũng được nấu tại Bà Nà và cất giữ trong hầm, vừa để phục vụ cho giới sĩ quan Pháp và cả những người Việt thượng lưu thời bấy giờ.Có thể nói, hầm rượu cổ ở Bà Nà là công trình độc nhất vô nhị ở Việt Nam vì các hầm rượu thường chỉ phổ biến ở châu Âu. Đặc biệt hơn, các hầm rượu thường được đào sâu xuống lòng đất còn hầm rượu ở đây thì được đào xuyên vào lòng núi.Cùng với sự sụp đổ của ách thống trị thực dân Pháo ở Việt Nam, hầm rượu Debay và các công trình khác ở Bà Nà đã rơi vào cảnh hoang phế trong nhiều thập niên. Dù vậy, hầm rượu đã máy mắn tồn tại được qua giai đoạn chiến tranh khốc liệt và được khôi phục để trở thành một điểm tham quan hấp dẫn ở đỉnh Bà Nà.
Đầu thế kỷ 20, song song với quá trình biến đỉnh núi Bà Nà ở Đà Nẵng thành một thiên đưởng nghỉ dưỡng của của giới thượng lưu, người Pháp đã cho xây dựng ở nơi đây một hầm rượu để làm nơi cất giữ rượu, đặc biệt là các loại rượu vang trứ danh được mang sang từ Pháp.
Được xây dựng năm 1923, hầm rượu cổ ở Bà Nà có tên là hầm rượu Debay với tổng chiều dài từ lối vào đến lối ra khoảng 80 mét (gần đây cải tạo thêm 20 mét), chiều cao 2,5 mét, rộng khoảng 2 mét, bên trong có các hầm cất giữ rượu, hầm chưng cất rượu, quán bar, lò sưởi, sảnh....
Vách hầm được xây bằng đá núi và vữa làm từ hỗn hợp đường và nhựa cây bời lời - một loại cây khá phổ biến ở vùng Quảng Nam - Đà Nẵng. Trần hầm được đào theo hình vòm cung thể hiện lối kiến trúc mang đậm chất Pháp và giúp tạo nên sự vững chắc cho công trình.
Do nằm trong lòng núi, hầm rượu đã tồn tại được gần một thế kỷ, qua nhiều biến động, dù hàng trăm biệt thự bề thế một thời đã bị phá hủy bởi chiến tranh và thời gian. Đây là công trình duy nhất của người Pháp còn lại nguyên vẹn tại Bà Nà.
Trong hầm rượu Bà Nà có tất cả 14 hốc, gồm có 11 hốc nhỏ và 3 hốc lớn. Khi hầm rượu còn hoạt động, mỗi hốc này là nơi lưu trữ rượu ký gửi của chủ nhân các ngôi biệt thự hoặc khách sạn tại Bà Nà.
Nhiệt độ bên trong hầm rượu rất mát mẻ, dao động trong khoảng 16 - 20 độ C. Đây chính là nhiệt độ lý tưởng để cất giữ các loại rượu vang.
Không chỉ riêng rượu vang mà rượu gạo - đặc sản của Việt Nam cũng được nấu tại Bà Nà và cất giữ trong hầm, vừa để phục vụ cho giới sĩ quan Pháp và cả những người Việt thượng lưu thời bấy giờ.
Có thể nói, hầm rượu cổ ở Bà Nà là công trình độc nhất vô nhị ở Việt Nam vì các hầm rượu thường chỉ phổ biến ở châu Âu. Đặc biệt hơn, các hầm rượu thường được đào sâu xuống lòng đất còn hầm rượu ở đây thì được đào xuyên vào lòng núi.
Cùng với sự sụp đổ của ách thống trị thực dân Pháo ở Việt Nam, hầm rượu Debay và các công trình khác ở Bà Nà đã rơi vào cảnh hoang phế trong nhiều thập niên. Dù vậy, hầm rượu đã máy mắn tồn tại được qua giai đoạn chiến tranh khốc liệt và được khôi phục để trở thành một điểm tham quan hấp dẫn ở đỉnh Bà Nà.