Khu bảo tồn côn trùng nhiệt đới ở Pak Chong, Thái Lan là một điểm đến thu hút khách. Khi tới đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cận cảnh đủ loại côn trùng, từ những con hiền lành, dễ thương cho tới loài ăn thịt, hung hãn. Trong ảnh, hai con bọ ngựa công đang giữ khoảng cách với nhau. Con đực (bên phải) e sợ nó sẽ trở thành bữa ăn ngon cho con cái nếu lơ là vài giây.Wissarut, trợ lý thí nghiệm nghiên cứu tại cơ sở, nhấn mạnh đây không phải sở thú. Họ hy vọng du khách có thể học hỏi thêm nhiều thứ về thế giới côn trùng khi đến đây. Ngoài việc mở cửa cho khách tham quan, mục đích chính của trung tâm này là nghiên cứu. Đội ngũ nhân viên ở đây tìm hiểu về thuốc trừ sâu sinh học, khả năng tự vệ bằng hóa chất của thực vật, nuôi dế hữu cơ...Con bọ ngựa sặc sỡ này có tên "bọ ngựa trang sức". Chúng thích ẩn nấp trong những bông hoa để rình con mồi tới thụ phấn.Các loài bướm đêm cũng được nhiều khách chú ý. Con bướm xanh lá trong hình gọi là bướm luna. Vòng đời của chúng chỉ kéo dài một tuần tính từ khi thoát khỏi kén. Trong thời gian sống, chúng không bận tâm nhiều việc kiếm ăn. Nhiệm vụ duy nhất của chúng là giao phối và sinh sản.Trong ảnh, một con nhộng rừng Malayan. Khắp người chúng có những gai nhọn. Chúng có xu hướng tấn công kẻ thù bằng hai chân sau.Cận cảnh mặt một con nhộng rừng Malayan.Cơ sở này cũng thường tổ chức các buổi chụp ảnh sinh học vào thứ 6. Số lượng người tham gia giới hạn ở con số 8. Họ sẽ được tìm hiểu thói quen của từng loài và chỉ dẫn thêm về cách chụp ảnh cận cảnh mà không gây hại đến con vật.Con này có tên bọ ngựa phong lan. Dù mang vẻ ngoài ngọt ngào, đây lại là sinh vật nguy hiểm. Chúng được mệnh danh là "kẻ ăn thịt" trong giới côn trùng.Bướm lá sồi Ấn Độ xuất hiện gần như quanh năm tại khu bảo tồn. Quá trình tiến hóa giúp chúng ẩn mình trên những chiếc lá cây. Chỉ khi con bướm này bung cánh, bạn mới thấy màu sắc rực rỡ của nó.Ngoài côn trùng sống, cơ sở còn trưng bày nhiều mẫu vật. Nhờ sự bảo quản tốt, du khách đôi khi còn tưởng chúng vẫn sống.
Khu bảo tồn côn trùng nhiệt đới ở Pak Chong, Thái Lan là một điểm đến thu hút khách. Khi tới đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cận cảnh đủ loại côn trùng, từ những con hiền lành, dễ thương cho tới loài ăn thịt, hung hãn. Trong ảnh, hai con bọ ngựa công đang giữ khoảng cách với nhau. Con đực (bên phải) e sợ nó sẽ trở thành bữa ăn ngon cho con cái nếu lơ là vài giây.
Wissarut, trợ lý thí nghiệm nghiên cứu tại cơ sở, nhấn mạnh đây không phải sở thú. Họ hy vọng du khách có thể học hỏi thêm nhiều thứ về thế giới côn trùng khi đến đây. Ngoài việc mở cửa cho khách tham quan, mục đích chính của trung tâm này là nghiên cứu. Đội ngũ nhân viên ở đây tìm hiểu về thuốc trừ sâu sinh học, khả năng tự vệ bằng hóa chất của thực vật, nuôi dế hữu cơ...
Con bọ ngựa sặc sỡ này có tên "bọ ngựa trang sức". Chúng thích ẩn nấp trong những bông hoa để rình con mồi tới thụ phấn.
Các loài bướm đêm cũng được nhiều khách chú ý. Con bướm xanh lá trong hình gọi là bướm luna. Vòng đời của chúng chỉ kéo dài một tuần tính từ khi thoát khỏi kén. Trong thời gian sống, chúng không bận tâm nhiều việc kiếm ăn. Nhiệm vụ duy nhất của chúng là giao phối và sinh sản.
Trong ảnh, một con nhộng rừng Malayan. Khắp người chúng có những gai nhọn. Chúng có xu hướng tấn công kẻ thù bằng hai chân sau.
Cận cảnh mặt một con nhộng rừng Malayan.
Cơ sở này cũng thường tổ chức các buổi chụp ảnh sinh học vào thứ 6. Số lượng người tham gia giới hạn ở con số 8. Họ sẽ được tìm hiểu thói quen của từng loài và chỉ dẫn thêm về cách chụp ảnh cận cảnh mà không gây hại đến con vật.
Con này có tên bọ ngựa phong lan. Dù mang vẻ ngoài ngọt ngào, đây lại là sinh vật nguy hiểm. Chúng được mệnh danh là "kẻ ăn thịt" trong giới côn trùng.
Bướm lá sồi Ấn Độ xuất hiện gần như quanh năm tại khu bảo tồn. Quá trình tiến hóa giúp chúng ẩn mình trên những chiếc lá cây. Chỉ khi con bướm này bung cánh, bạn mới thấy màu sắc rực rỡ của nó.
Ngoài côn trùng sống, cơ sở còn trưng bày nhiều mẫu vật. Nhờ sự bảo quản tốt, du khách đôi khi còn tưởng chúng vẫn sống.