“Lựu đạn bò cạp”: “Lựu đạn bò cạp” là một trong những vũ khí côn trùng cổ xưa nhất thế giới khi được sử dụng cách đây khoảng 2.000 năm. Cụ thể, trong trận chiến chống lại Lưỡng Hà, hoàng đế La Mã Septimius Severus đã phải dừng cuộc tấn công trước pháo đài Hatra. Đây là một pháo đài quân sự vô cùng kiên cố được bao quanh bởi những bức tường cao và dày. Do vậy, nó được coi là pháo đài bất khả xâm phạm.
Nếu như thực hiện chiến dịch công thành thì lượng binh sỹ của La Mã thương vong sẽ rất lớn mà không chắc đã thành công. Do vậy, La Mã đã sử dụng tới vũ khí đặc biệt là côn trùng. Theo đó, binh sĩ La Mã đi lùng bắt rất nhiều bọ cạp độc trong vùng xung quanh pháo đài và ném vào trong thành Hatra.
Có lẽ những con bọ cạp sau khi bị lính La Mã ném vào bên trong pháo đài phần lớn chết vì bị ném như vậy. Số ít bọ cạp may mắn sống sót cũng không khiến lính trong thành Hatra thiệt hại nhiều. Tuy nhiên, hàng ngàn hàng vạn con bọ cạp đen đó đã tác động đến binh sĩ bên trong pháo đài khiến họ hoảng sợ. Kết quả là binh sĩ trong thành Hatra nhanh chóng phải đầu hàng sau đó.
Ngày nay, Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cũng vẫn sử dụng chiến thuật có từ 2.000 năm trước khi cũng "dùng bọ cạp để khủng bố tinh thần" người dân tại nơi chúng chiếm đóng.
Bom ong: Người La Mã cổ đại đã sử dụng các tổ ong như là bom tự chế đầu tiên trong lịch sử. Trước hiệu quả mà vũ khí ong mang lại, nhiều quốc gia thời cổ đại đã sử dụng loại vũ khí này. Cụ thể, trong cuộc chiến tranh vệ quốc lần thứ hai của Ethiopia chống cuộc xâm lược của Italy (1935-1936), loại vũ khí này từng được sử dụng. Theo đó, lính du kích Ethiopia sử dụng những con ong trong trận chiến với xe tăng của Italy.
Binh sĩ Ethiopia sẽ ném mỗi tổ ong vào bên trong xe tăng. Kết quả là toàn bộ kíp lái xe tăng buộc phải trèo ra khỏi phương tiện quân sự này vì không muốn bị ong đốt.
Phi tiêu ong: Người dân Nigeria sử dụng ong làm một vũ khí nguy hiểm. Theo đó, họ cho ong vào trong những ống bằng gỗ hoặc tre nứa rồi sau đó thổi chúng về phía kẻ thù giống như thổi phi tiêu. Tại những pháo đài ở Anh, Scotland và xứ Wales thời trung cổ chứng kiến việc con người sử dụng ong làm vũ khí theo một cách khác, hiệu quả và an toàn hơn. Theo đó, người ta nuôi ong ngay tại pháo đài.
Khi đất nước hòa bình, những con ong này có nhiệm vụ làm mật ngọt. Còn khi pháo đài bị vây hãm, công phá, người dân ném các tổ ong về phía quân thù, khiến đối phương bị ong đốt.
Ong đánh hơi bom mìn: Thời gian gần đây, các chuyên gia phát hiện côn trùng có khả năng cảm nhận mùi tuyệt vời. Theo đó, những con ong được huấn luyện đặc biệt có thể giúp cảnh sát phát hiện ma túy hoặc bom mìn.
Các nhà sinh học ở Croatia tin rằng, những con ong có thể phát hiện các mỏ khoáng sản hiệu quả hơn nhiều so với loài chó hoặc các thiết bị điện tử.
Bọ chét: Bọ chét cũng được con người sử dụng làm vũ khí trong chiến tranh. Điều này nghe có vẻ đơn giản, không có gì đáng lo ngại nhưng trên thực tế lại khác rất nhiều.
Cụ thể, trong Chiến tranh thế giới 2, Nhật Bản đã sử dụng bọ chét bị nhiễm bệnh làm vũ khí sinh học. Ban đầu, Nhật Bản thử nghiệm loại vũ khí nguy hiểm này cơ thể tù nhân. Sau đó, phía Nhật Bản sử dụng loại bom đặc biệt để phân tán bọ chét trên lãnh thổ Trung Quốc. Hậu quả là một dịch bệnh nổ ra, khiến khoảng 500.000 người thiệt mạng.
“Lựu đạn bò cạp”: “Lựu đạn bò cạp” là một trong những vũ khí côn trùng cổ xưa nhất thế giới khi được sử dụng cách đây khoảng 2.000 năm. Cụ thể, trong trận chiến chống lại Lưỡng Hà, hoàng đế La Mã Septimius Severus đã phải dừng cuộc tấn công trước pháo đài Hatra. Đây là một pháo đài quân sự vô cùng kiên cố được bao quanh bởi những bức tường cao và dày. Do vậy, nó được coi là pháo đài bất khả xâm phạm.
Nếu như thực hiện chiến dịch công thành thì lượng binh sỹ của La Mã thương vong sẽ rất lớn mà không chắc đã thành công. Do vậy, La Mã đã sử dụng tới vũ khí đặc biệt là côn trùng. Theo đó, binh sĩ La Mã đi lùng bắt rất nhiều bọ cạp độc trong vùng xung quanh pháo đài và ném vào trong thành Hatra.
Có lẽ những con bọ cạp sau khi bị lính La Mã ném vào bên trong pháo đài phần lớn chết vì bị ném như vậy. Số ít bọ cạp may mắn sống sót cũng không khiến lính trong thành Hatra thiệt hại nhiều. Tuy nhiên, hàng ngàn hàng vạn con bọ cạp đen đó đã tác động đến binh sĩ bên trong pháo đài khiến họ hoảng sợ. Kết quả là binh sĩ trong thành Hatra nhanh chóng phải đầu hàng sau đó.
Ngày nay, Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cũng vẫn sử dụng chiến thuật có từ 2.000 năm trước khi cũng "dùng bọ cạp để khủng bố tinh thần" người dân tại nơi chúng chiếm đóng.
Bom ong: Người La Mã cổ đại đã sử dụng các tổ ong như là bom tự chế đầu tiên trong lịch sử. Trước hiệu quả mà vũ khí ong mang lại, nhiều quốc gia thời cổ đại đã sử dụng loại vũ khí này. Cụ thể, trong cuộc chiến tranh vệ quốc lần thứ hai của Ethiopia chống cuộc xâm lược của Italy (1935-1936), loại vũ khí này từng được sử dụng. Theo đó, lính du kích Ethiopia sử dụng những con ong trong trận chiến với xe tăng của Italy.
Binh sĩ Ethiopia sẽ ném mỗi tổ ong vào bên trong xe tăng. Kết quả là toàn bộ kíp lái xe tăng buộc phải trèo ra khỏi phương tiện quân sự này vì không muốn bị ong đốt.
Phi tiêu ong: Người dân Nigeria sử dụng ong làm một vũ khí nguy hiểm. Theo đó, họ cho ong vào trong những ống bằng gỗ hoặc tre nứa rồi sau đó thổi chúng về phía kẻ thù giống như thổi phi tiêu. Tại những pháo đài ở Anh, Scotland và xứ Wales thời trung cổ chứng kiến việc con người sử dụng ong làm vũ khí theo một cách khác, hiệu quả và an toàn hơn. Theo đó, người ta nuôi ong ngay tại pháo đài.
Khi đất nước hòa bình, những con ong này có nhiệm vụ làm mật ngọt. Còn khi pháo đài bị vây hãm, công phá, người dân ném các tổ ong về phía quân thù, khiến đối phương bị ong đốt.
Ong đánh hơi bom mìn: Thời gian gần đây, các chuyên gia phát hiện côn trùng có khả năng cảm nhận mùi tuyệt vời. Theo đó, những con ong được huấn luyện đặc biệt có thể giúp cảnh sát phát hiện ma túy hoặc bom mìn.
Các nhà sinh học ở Croatia tin rằng, những con ong có thể phát hiện các mỏ khoáng sản hiệu quả hơn nhiều so với loài chó hoặc các thiết bị điện tử.
Bọ chét: Bọ chét cũng được con người sử dụng làm vũ khí trong chiến tranh. Điều này nghe có vẻ đơn giản, không có gì đáng lo ngại nhưng trên thực tế lại khác rất nhiều.
Cụ thể, trong Chiến tranh thế giới 2, Nhật Bản đã sử dụng bọ chét bị nhiễm bệnh làm vũ khí sinh học. Ban đầu, Nhật Bản thử nghiệm loại vũ khí nguy hiểm này cơ thể tù nhân. Sau đó, phía Nhật Bản sử dụng loại bom đặc biệt để phân tán bọ chét trên lãnh thổ Trung Quốc. Hậu quả là một dịch bệnh nổ ra, khiến khoảng 500.000 người thiệt mạng.