Cuộc xâm lược Liên Xô là một chiến dịch quân sự đầy tham vọng của Đức quốc xã. Chính quyền trùm phát xít Hitler bất ngờ tấn công xâm lược Liên Xô vào tháng 6/1941.Trong cuộc chiến này, Đức triển khai lực lượng quân sự lớn với mục tiêu đánh nhanh thắng nhanh, sớm chiếm đóng được Liên Xô.Bên cạnh lực lượng chủ đạo là quân Đức quốc xã, một số đồng minh thân cận của Hitler cũng tham gia cuộc tấn công xâm lược Liên Xô. Trong số này có Italy. Chính quyền phát xít Italy do Benito Mussolini cầm quyền hợp tác chặt chẽ với chính quyền Đức quốc xã trong nhiều hoạt động quân sự.Khi biết Đức tấn công xâm lược Liên Xô, chính quyền Mussolini đã đạt được thỏa thuận cùng đem quân đến xứ sở bạch dương. Theo đó, Italy triển khai hơn 60.000 binh sĩ tới mặt trận Liên Xô và bắt đầu tham chiến kể từ cuối năm 1942.Không chỉ Italy, Romania cũng hợp tác với Đức quốc xã trong cuộc chiến với Liên Xô. Sở dĩ như vậy vì vào năm 1918, Romania từng sáp nhập Bessarabia (khu vực vốn là một phần trong Đế chế Nga kể từ năm 1812).Đến năm 1940, Liên Xô gây sức ép lên Bucharest cũng như được Đức ngầm đồng ý nên đã lấy lại Bessarabia từ phía Romania.Điều này khiến Romania mất mát lớn. Do đó, khi Hitler lên nắm quyền đã lôi kéo Romania tham gia cuộc xâm lược Liên Xô và hứa hẹn sẽ trả lại vùng đất Bessarabia và một vài nơi khác sau khi chiến thắng.Khác với Romania, Hungary bị Đức lôi kéo tham gia cuộc xâm lược Liên Xô vì không muốn mất đi vùng lãnh thổ đang nắm giữ là vùng Bắc Transylvania.Trước khi Thế chiến 1 nổ ra, Bắc Transylvania là lãnh thổ thuộc Đế chế Áo-Hung. Sau khi chiến tranh kết thúc, khu vực trên được sáp nhập vào Romania.Đến tháng 8/1940, Đức quốc xã trao vùng Bắc Transylvania cho Hungary. Vì vậy, với mong muốn tiếp tục kiểm soát vùng đất này thay vì trả lại cho Romania, Hungary sát cánh cùng Đức và ủng hộ Hitler xâm lược Liên Xô.Phần Lan cũng tham gia cuộc xâm lược Liên Xô do Đức quốc xã phát động. Giống như nhiều đồng minh của Hitler, Phần Lan cử binh sĩ tới với hy vọng khi cuộc chiến kết thúc thì sẽ được Đức trả lại cho những vùng đất đã bị Liên Xô lấy đi.Thế nhưng, kết cục của những nước đồng minh với Hitler khi tấn công xâm lược Liên Xô khi không thể giành chiến thắng. Do đó, họ không thể có được những gì mà Hitler hứa hẹn. Mời độc giả xem video: Nga và Ukraine ký thỏa thuận mới về vận chuyển khí đốt tới Châu Âu. Nguồn: THĐT1.
Cuộc xâm lược Liên Xô là một chiến dịch quân sự đầy tham vọng của Đức quốc xã. Chính quyền trùm phát xít Hitler bất ngờ tấn công xâm lược Liên Xô vào tháng 6/1941.
Trong cuộc chiến này, Đức triển khai lực lượng quân sự lớn với mục tiêu đánh nhanh thắng nhanh, sớm chiếm đóng được Liên Xô.
Bên cạnh lực lượng chủ đạo là quân Đức quốc xã, một số đồng minh thân cận của Hitler cũng tham gia cuộc tấn công xâm lược Liên Xô. Trong số này có Italy. Chính quyền phát xít Italy do Benito Mussolini cầm quyền hợp tác chặt chẽ với chính quyền Đức quốc xã trong nhiều hoạt động quân sự.
Khi biết Đức tấn công xâm lược Liên Xô, chính quyền Mussolini đã đạt được thỏa thuận cùng đem quân đến xứ sở bạch dương. Theo đó, Italy triển khai hơn 60.000 binh sĩ tới mặt trận Liên Xô và bắt đầu tham chiến kể từ cuối năm 1942.
Không chỉ Italy, Romania cũng hợp tác với Đức quốc xã trong cuộc chiến với Liên Xô. Sở dĩ như vậy vì vào năm 1918, Romania từng sáp nhập Bessarabia (khu vực vốn là một phần trong Đế chế Nga kể từ năm 1812).
Đến năm 1940, Liên Xô gây sức ép lên Bucharest cũng như được Đức ngầm đồng ý nên đã lấy lại Bessarabia từ phía Romania.
Điều này khiến Romania mất mát lớn. Do đó, khi Hitler lên nắm quyền đã lôi kéo Romania tham gia cuộc xâm lược Liên Xô và hứa hẹn sẽ trả lại vùng đất Bessarabia và một vài nơi khác sau khi chiến thắng.
Khác với Romania, Hungary bị Đức lôi kéo tham gia cuộc xâm lược Liên Xô vì không muốn mất đi vùng lãnh thổ đang nắm giữ là vùng Bắc Transylvania.
Trước khi Thế chiến 1 nổ ra, Bắc Transylvania là lãnh thổ thuộc Đế chế Áo-Hung. Sau khi chiến tranh kết thúc, khu vực trên được sáp nhập vào Romania.
Đến tháng 8/1940, Đức quốc xã trao vùng Bắc Transylvania cho Hungary. Vì vậy, với mong muốn tiếp tục kiểm soát vùng đất này thay vì trả lại cho Romania, Hungary sát cánh cùng Đức và ủng hộ Hitler xâm lược Liên Xô.
Phần Lan cũng tham gia cuộc xâm lược Liên Xô do Đức quốc xã phát động. Giống như nhiều đồng minh của Hitler, Phần Lan cử binh sĩ tới với hy vọng khi cuộc chiến kết thúc thì sẽ được Đức trả lại cho những vùng đất đã bị Liên Xô lấy đi.
Thế nhưng, kết cục của những nước đồng minh với Hitler khi tấn công xâm lược Liên Xô khi không thể giành chiến thắng. Do đó, họ không thể có được những gì mà Hitler hứa hẹn.
Mời độc giả xem video: Nga và Ukraine ký thỏa thuận mới về vận chuyển khí đốt tới Châu Âu. Nguồn: THĐT1.