Trùm phát xít Hitler là lãnh đạo độc tài đứng đầu chính quyền Đức quốc xã. Trước khi đi theo con đường chính trị, gã mang trong mình khát khao trở thành họa sĩ.Với mong muốn trở thành một họa sĩ, vào năm 1906, nhà độc tài Hitler (khi ấy 17 tuổi) chuyển đến thành phố Vienna, Áo sinh sống. Y coi thành phố này là nơi lý tưởng để thực hiện ước mơ cháy bỏng.Thế nhưng, Hitler bị Học viện nghệ thuật Vienna từ chối nhập học 2 lần vì hội đồng giám khảo đánh giá tranh do y vẽ không đạt yêu cầu, không có tính sáng tạo, chiều sâu.Không từ bỏ con đường trở thành nghệ sĩ, Hitler kiếm sống bằng công việc vẽ bưu thiếp cho du khách. Thế nhưng, công việc này cũng không suôn sẻ.Việc kinh doanh bưu thiếp thất bại khiến Hitler sống trong nghèo khó và ngày càng chán nản. Vì vậy, gã quyết định từ bỏ tham vọng trở thành họa sĩ.Sau đó, Hitler từng bước dấn thân vào con đường chính trị. Khi lên đến đỉnh cao quyền lực, trở thành Quốc trưởng nước Đức, y vẫn say mê hội họa.Thay vì tự sáng tác, Hitler sử dụng đội quân xâm lược để cướp bóc những tác phẩm nghệ thuật của các danh họa nổi tiếng để làm của riêng.Theo đó, sau khi Thế chiến 2 nổ ra, Đức quốc xã tiến hành một loạt cuộc xâm lược Áo, Tiệp Khắc, Ba Lan, Pháp, Luxembourg, Hà Lan, Bỉ... Binh sĩ Đức theo lệnh Hitler lấy đi hàng trăm tác phẩm nghệ thuật từ các bảo tàng, bộ sưu tập tư nhân.Một số nhà nghiên cứu cho rằng, trong những năm tháng Thế chiến 2, khoảng 1/5 số tác phẩm nghệ thuật ở châu Âu rơi vào tay Hitler.Với việc sở hữu nhiều tác phẩm nghệ thuật giá trị, Hitler lên kế hoạch mở một bảo tàng mới ở Linz, Áo nhằm thể hiện sở thích cá nhân cũng như cho cả thế giới thấy sức mạnh của chính quyền Đức quốc xã.Tuy nhiên, kế hoạch xây bảo tàng của Hitler không bao giờ được thực hiện. Nguyên do là bởi quân đội Đức quốc xã sa lầy trong nhiều cuộc chiến và từng bước bị quân Đồng minh đánh bại.Do đó, khi Thế chiến 2 kết thúc, hàng trăm tác phẩm nghệ thuật rơi vào tay Hitler lưu lạc nhiều nơi. Lực lượng chức năng ở các nước mất nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm, thu hồi các tác phẩm hội họa đó. Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.
Trùm phát xít Hitler là lãnh đạo độc tài đứng đầu chính quyền Đức quốc xã. Trước khi đi theo con đường chính trị, gã mang trong mình khát khao trở thành họa sĩ.
Với mong muốn trở thành một họa sĩ, vào năm 1906, nhà độc tài Hitler (khi ấy 17 tuổi) chuyển đến thành phố Vienna, Áo sinh sống. Y coi thành phố này là nơi lý tưởng để thực hiện ước mơ cháy bỏng.
Thế nhưng, Hitler bị Học viện nghệ thuật Vienna từ chối nhập học 2 lần vì hội đồng giám khảo đánh giá tranh do y vẽ không đạt yêu cầu, không có tính sáng tạo, chiều sâu.
Không từ bỏ con đường trở thành nghệ sĩ, Hitler kiếm sống bằng công việc vẽ bưu thiếp cho du khách. Thế nhưng, công việc này cũng không suôn sẻ.
Việc kinh doanh bưu thiếp thất bại khiến Hitler sống trong nghèo khó và ngày càng chán nản. Vì vậy, gã quyết định từ bỏ tham vọng trở thành họa sĩ.
Sau đó, Hitler từng bước dấn thân vào con đường chính trị. Khi lên đến đỉnh cao quyền lực, trở thành Quốc trưởng nước Đức, y vẫn say mê hội họa.
Thay vì tự sáng tác, Hitler sử dụng đội quân xâm lược để cướp bóc những tác phẩm nghệ thuật của các danh họa nổi tiếng để làm của riêng.
Theo đó, sau khi Thế chiến 2 nổ ra, Đức quốc xã tiến hành một loạt cuộc xâm lược Áo, Tiệp Khắc, Ba Lan, Pháp, Luxembourg, Hà Lan, Bỉ... Binh sĩ Đức theo lệnh Hitler lấy đi hàng trăm tác phẩm nghệ thuật từ các bảo tàng, bộ sưu tập tư nhân.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, trong những năm tháng Thế chiến 2, khoảng 1/5 số tác phẩm nghệ thuật ở châu Âu rơi vào tay Hitler.
Với việc sở hữu nhiều tác phẩm nghệ thuật giá trị, Hitler lên kế hoạch mở một bảo tàng mới ở Linz, Áo nhằm thể hiện sở thích cá nhân cũng như cho cả thế giới thấy sức mạnh của chính quyền Đức quốc xã.
Tuy nhiên, kế hoạch xây bảo tàng của Hitler không bao giờ được thực hiện. Nguyên do là bởi quân đội Đức quốc xã sa lầy trong nhiều cuộc chiến và từng bước bị quân Đồng minh đánh bại.
Do đó, khi Thế chiến 2 kết thúc, hàng trăm tác phẩm nghệ thuật rơi vào tay Hitler lưu lạc nhiều nơi. Lực lượng chức năng ở các nước mất nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm, thu hồi các tác phẩm hội họa đó.
Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.