Nằm cách phố cổ Hội An 50 km về phía Nam, thành phố Tam Kỳ là thủ phủ của tỉnh Quảng Nam, miền đất Di sản nổi tiếng thế giới của Việt Nam. Xung quanh nguồn gốc tên gọi Tam Kỳ, một số giả thuyết đã được đưa ra. Ảnh: Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ở Tam Kỳ.Theo ý kiến được nhiều nhà nghiên cứu tán đồng, “Tam Kỳ” nghĩa là “chỗ rẽ ba nhánh”. Tên gọi này được đặt theo hình sông thế núi của vùng đất, nơi có ba gò đất cao cùng ngã ba sông. Ảnh: Sông Thạch Bàn ở Tam Kỳ.Từ ngoài biển khơi nhìn vào sẽ thấy ba gò đất cao nhô lên thành hình tam giác là Núi An Hà, Quảng Phú và Trà Cai. Khi ghé thuyền vào hướng ba ngọn núi này, sẽ gặp cửa sông, nơi hợp lưu của ba con sông Tam Kỳ, Trường Giang và Bàn Thạch. Ảnh: Trên sông Tam Kỳ.Một quan điểm khác cho rằng chữ Tam Kỳ chỉ vị trí vùng đất ở giữa ba kỳ là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ - tên gọi của ba miền Việt Nam thời Pháp thuộc. Cách giải thích này được cho là không hợp lý vì cái tên Tam Kỳ đã xuất hiện trong sử sách từ trước đó rất lâu. Ảnh: Cồn cát trắng Tam Kỳ.Ngược dòng lịch sử, địa danh “Tam Kỳ” xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn “Phủ biên Tạp lục” của Lê Quý Đôn viết khoảng năm 1776. Ảnh: Đình Thạch Tân trong khu di tích lịch sử địa đạo Kỳ Anh ở Tam Kỳ.Theo bài viết “Khám phá Tứ Bàn (bài 1): Làng xưa” đăng trên báo Quảng Nam thì Tam Kỳ đã chính thức trở thành địa danh hành chính vào năm 1767, dưới triều vua Lê Hiển Tông. Ảnh: Đồng lúa ở Tam Kỳ.Ban đầu, Tam Kỳ chỉ là một xã thuộc huyện Hà Đông, phủ Thăng Hoa. Đến năm 1906, vua Thành Thái ban chiếu chỉ chính thức nâng cấp huyện Hà Đông thành phủ và đổi tên thành phủ Tam Kỳ. Sau năm 1954, huyện Tam Kỳ được gọi là quận Tam Kỳ và trực thuộc tỉnh Quảng Tín. Ảnh: Chợ Tam Kỳ.Sau năm 1975, Tam Kỳ trở thành huyện trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1983, huyện Tam Kỳ tách thành thị xã Tam Kỳ và huyện Núi Thành. Năm 1996, tỉnh Quảng Nam được tái lập, thị xã Tam Kỳ trở thành tỉnh lỵ tỉnh Quảng Nam. Năm 2006, Tam Kỳ trở thành thành phố. Ảnh: Bãi biển Tam Thanh, Tam Kỳ.Ngày nay, thành phố Tam Kỳ được du khách gần xa biết đến qua các địa danh du lịch, di tích lịch sử nổi tiếng như Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, làng bích họa Tam Thanh, tháp Chăm Chiên Đàn, địa Đạo Kỳ Anh... Ảnh: Tháp Chiên Đàn ở Tam Kỳ.Đây cũng là một thành phố có nhiều món đặc sản hấp dẫn, mời gọi những du khách yêu thích khám phá ẩm thực đến thưởng thức, như cơm gà Tam Kỳ, mỳ Quảng, bánh chập, bánh ướt ram... Ảnh: Đặc sản cơm gà Tam Kỳ.Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.
Nằm cách phố cổ Hội An 50 km về phía Nam, thành phố Tam Kỳ là thủ phủ của tỉnh Quảng Nam, miền đất Di sản nổi tiếng thế giới của Việt Nam. Xung quanh nguồn gốc tên gọi Tam Kỳ, một số giả thuyết đã được đưa ra. Ảnh: Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ở Tam Kỳ.
Theo ý kiến được nhiều nhà nghiên cứu tán đồng, “Tam Kỳ” nghĩa là “chỗ rẽ ba nhánh”. Tên gọi này được đặt theo hình sông thế núi của vùng đất, nơi có ba gò đất cao cùng ngã ba sông. Ảnh: Sông Thạch Bàn ở Tam Kỳ.
Từ ngoài biển khơi nhìn vào sẽ thấy ba gò đất cao nhô lên thành hình tam giác là Núi An Hà, Quảng Phú và Trà Cai. Khi ghé thuyền vào hướng ba ngọn núi này, sẽ gặp cửa sông, nơi hợp lưu của ba con sông Tam Kỳ, Trường Giang và Bàn Thạch. Ảnh: Trên sông Tam Kỳ.
Một quan điểm khác cho rằng chữ Tam Kỳ chỉ vị trí vùng đất ở giữa ba kỳ là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ - tên gọi của ba miền Việt Nam thời Pháp thuộc. Cách giải thích này được cho là không hợp lý vì cái tên Tam Kỳ đã xuất hiện trong sử sách từ trước đó rất lâu. Ảnh: Cồn cát trắng Tam Kỳ.
Ngược dòng lịch sử, địa danh “Tam Kỳ” xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn “Phủ biên Tạp lục” của Lê Quý Đôn viết khoảng năm 1776. Ảnh: Đình Thạch Tân trong khu di tích lịch sử địa đạo Kỳ Anh ở Tam Kỳ.
Theo bài viết “Khám phá Tứ Bàn (bài 1): Làng xưa” đăng trên báo Quảng Nam thì Tam Kỳ đã chính thức trở thành địa danh hành chính vào năm 1767, dưới triều vua Lê Hiển Tông. Ảnh: Đồng lúa ở Tam Kỳ.
Ban đầu, Tam Kỳ chỉ là một xã thuộc huyện Hà Đông, phủ Thăng Hoa. Đến năm 1906, vua Thành Thái ban chiếu chỉ chính thức nâng cấp huyện Hà Đông thành phủ và đổi tên thành phủ Tam Kỳ. Sau năm 1954, huyện Tam Kỳ được gọi là quận Tam Kỳ và trực thuộc tỉnh Quảng Tín. Ảnh: Chợ Tam Kỳ.
Sau năm 1975, Tam Kỳ trở thành huyện trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1983, huyện Tam Kỳ tách thành thị xã Tam Kỳ và huyện Núi Thành. Năm 1996, tỉnh Quảng Nam được tái lập, thị xã Tam Kỳ trở thành tỉnh lỵ tỉnh Quảng Nam. Năm 2006, Tam Kỳ trở thành thành phố. Ảnh: Bãi biển Tam Thanh, Tam Kỳ.
Ngày nay, thành phố Tam Kỳ được du khách gần xa biết đến qua các địa danh du lịch, di tích lịch sử nổi tiếng như Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, làng bích họa Tam Thanh, tháp Chăm Chiên Đàn, địa Đạo Kỳ Anh... Ảnh: Tháp Chiên Đàn ở Tam Kỳ.
Đây cũng là một thành phố có nhiều món đặc sản hấp dẫn, mời gọi những du khách yêu thích khám phá ẩm thực đến thưởng thức, như cơm gà Tam Kỳ, mỳ Quảng, bánh chập, bánh ướt ram... Ảnh: Đặc sản cơm gà Tam Kỳ.
Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.