Những người du mục Kyrgyz sống ở vùng đất Wakhan - một vùng lãnh thổ xa xôi hẻo lãnh phía Đông Bắc của đất nước Afghanistan nằm sâu trong những dãy núi hùng vỹ của khu vực Trung Á.Phần lớn diện tích nơi đây có độ cao trên 4200 mét so với mực nước biển. Ở đây nhiệt độ xuống dưới 0 độ C suốt 340 ngày trong năm cùng với những cơn gió lớn suốt ngày đêm khiến cho cây cối không thể vươn lên khỏi mặt đất.Cuộc sống trên thiên đường mặt đất này theo một cách nào đó chứa đựng sự khổ cực của một địa ngục trần gian. Thậm chí rất nhiều người Kyrgyz chưa bao giờ nhìn thấy một cái cây cao!Những người dân ở đây chỉ là một bộ phận của tộc người Kyrgyz Afghanistan ban đầu. Trong nhiều thế kỷ, người Kyrgyz Afghanistan đã di chuyển liên tục quanh Trung Á và kiếm sống dựa vào con đường tơ lụa.Cuộc chiến tranh giữa các đế quốc bùng nổ khiến cho một cộng đồng những người Kyrgyz tách ra và trở về Afghanistan. Nhóm còn lại bám trụ, sinh sống và coi đây là quê hương của mình. Họ gọi đó là Bam-e Dunya, có nghĩa “nóc nhà của thế giới”.So với khu trung tâm của Afghanistan, vùng đất này xa xôi đến nỗi người Kyrgyz coi nó như một "đất nước" hoàn toàn khác. Để đến được con đường gần nhất cần đi tối thiểu 3 ngày đường, để tới thành phố gần nhất, họ phải đi thêm 1 ngày nữa.Quãng đường này cũng vô cùng nguy hiểm bởi họ phải đi vòng qua các ngọn núi hiểm trở. Cô lập về mặt địa lý khiến cho cuộc sống của người Kyrgyz lạc hậu, nghèo khó.Những người đàn ông thường chỉ đảm nhiệm việc chăn thả gia súc cũng như trao đổi hay là buôn bán chúng, do đó mà phụ nữ Kyrgyz phải làm rất nhiều những công việc nặng nhọc hàng ngày để phục vụ cho cuộc sống gia đình.Cuộc sống càng thêm khó khăn khi họ không được tiếp cận với hệ thống y tế căn bản. Nhiều người chết vì những căn bệnh dễ chữa và có những đứa trẻ sinh ra không lớn qua được tuổi thứ 5.Những người chăn cừu Kyrgyzstan rất yêu thích điện thoại di động, một trong những thứ quý giá mà họ trao đổi được. Chúng sẽ được sạc bằng những tấm pin năng lượng mặt trời thường dùng cho xe hơi.Người Kyrgyz không nghèo, mặc dù tiền giấy gần như không hề tồn tại trong cuộc sống của họ! Đàn gia súc của họ có thể chứa hàng trăng con vật nuôi có giá trị. Đơn vị tiền tệ cơ bản của người Kyrgyzstan là một con cừu.Những người dân Kyrgyz đã sinh sống tại “nóc nhà thế giới” của mình trong suốt hàng ngàn năm qua. Mơ ước hiện tại của họ là xây dựng được một con đường lớn nối liền quê hương mình với những khu vực dân cư bên ngoài rộng lớn.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới
Những người du mục Kyrgyz sống ở vùng đất Wakhan - một vùng lãnh thổ xa xôi hẻo lãnh phía Đông Bắc của đất nước Afghanistan nằm sâu trong những dãy núi hùng vỹ của khu vực Trung Á.
Phần lớn diện tích nơi đây có độ cao trên 4200 mét so với mực nước biển. Ở đây nhiệt độ xuống dưới 0 độ C suốt 340 ngày trong năm cùng với những cơn gió lớn suốt ngày đêm khiến cho cây cối không thể vươn lên khỏi mặt đất.
Cuộc sống trên thiên đường mặt đất này theo một cách nào đó chứa đựng sự khổ cực của một địa ngục trần gian. Thậm chí rất nhiều người Kyrgyz chưa bao giờ nhìn thấy một cái cây cao!
Những người dân ở đây chỉ là một bộ phận của tộc người Kyrgyz Afghanistan ban đầu. Trong nhiều thế kỷ, người Kyrgyz Afghanistan đã di chuyển liên tục quanh Trung Á và kiếm sống dựa vào con đường tơ lụa.
Cuộc chiến tranh giữa các đế quốc bùng nổ khiến cho một cộng đồng những người Kyrgyz tách ra và trở về Afghanistan. Nhóm còn lại bám trụ, sinh sống và coi đây là quê hương của mình. Họ gọi đó là Bam-e Dunya, có nghĩa “nóc nhà của thế giới”.
So với khu trung tâm của Afghanistan, vùng đất này xa xôi đến nỗi người Kyrgyz coi nó như một "đất nước" hoàn toàn khác. Để đến được con đường gần nhất cần đi tối thiểu 3 ngày đường, để tới thành phố gần nhất, họ phải đi thêm 1 ngày nữa.
Quãng đường này cũng vô cùng nguy hiểm bởi họ phải đi vòng qua các ngọn núi hiểm trở. Cô lập về mặt địa lý khiến cho cuộc sống của người Kyrgyz lạc hậu, nghèo khó.
Những người đàn ông thường chỉ đảm nhiệm việc chăn thả gia súc cũng như trao đổi hay là buôn bán chúng, do đó mà phụ nữ Kyrgyz phải làm rất nhiều những công việc nặng nhọc hàng ngày để phục vụ cho cuộc sống gia đình.
Cuộc sống càng thêm khó khăn khi họ không được tiếp cận với hệ thống y tế căn bản. Nhiều người chết vì những căn bệnh dễ chữa và có những đứa trẻ sinh ra không lớn qua được tuổi thứ 5.
Những người chăn cừu Kyrgyzstan rất yêu thích điện thoại di động, một trong những thứ quý giá mà họ trao đổi được. Chúng sẽ được sạc bằng những tấm pin năng lượng mặt trời thường dùng cho xe hơi.
Người Kyrgyz không nghèo, mặc dù tiền giấy gần như không hề tồn tại trong cuộc sống của họ! Đàn gia súc của họ có thể chứa hàng trăng con vật nuôi có giá trị. Đơn vị tiền tệ cơ bản của người Kyrgyzstan là một con cừu.