Tỉnh Bayan-Ölgii ở cực Tây Mông Cổ là nơi lưu giữ bản sắc văn hóa lâu đời của người Kazakh nổi tiếng với việc nuôi và thuần hóa đại bàng. Nằm cách thủ đô Ulaanbaatar khoảng 1.600 km, miền đất này còn giữ nhiều nét nguyên sơ.Người Kazakh lần đầu tiên di cư đến Mông Cổ vào những năm 1800. Họ là nhóm dân tộc lớn nhất ở phía Tây, chiếm 5% tổng số người Mông Cổ.Kazakh là một bộ lạc bán du mục, sinh sống với đàn gia súc gồm cừu, dê, ngựa, lạc đà và bò yak lông dài. Thói quen sinh hoạt của người du mục Kazakh tập trung quanh đàn gia súc.Vào mỗi mùa, người Kazakh sẽ cùng đàn gia súc di cư đến đồng cỏ mới. Một số gia đình chỉ di cư hai lần trong năm vào mùa đông và mùa hạ, sau đó sẽ trở về cánh đồng cỏ nơi nhiều thế hệ sinh sống.Sinh hoạt với cộng đồng là một nét đặc trưng trong đời sống của người Kazakh. Dân tộc này xem lòng hiếu khách là điều thiêng liêng. Khi đến thăm các gia đình du mục, bạn sẽ được mời một tách trà ấm, bát sữa và nhiều đồ ăn khác.Chế độ ăn uống của người Kazakh chủ yếu là thịt, các sản phẩm từ sữa và rất ít rau. Vào mùa hè, phụ nữ và trẻ em vắt sữa dê và cừu 2 lần một ngày và bò một lần vào buổi sáng. Sữa được biến thành các sản phẩm khác nhau để ăn hoặc dự trữ cho mùa đông như phô mai, bơ tươi, kem chua...Lông cừu và dê là hàng hóa chủ yếu ở Mông Cổ và nguồn thu nhập chính của gia đình người Kazakh.Một nét nổi bật trong văn hóa của Kazakh là thuần hóa và nuôi đại bàng vàng để săn bắn.Giống như những “thợ săn chim ưng” ở Trung Á, người Kazakh sử dụng đại bàng để đi săn.Công việc này chỉ diễn ra vào mùa đông, khi những con chim có sức khỏe tốt sau bài tập mùa hè và cũng là lúc con mồi của chúng, cáo, sóc, mèo manul và chó sói có bộ lông dày, thích hợp để may áo lông, mũ truyền thống của người Kazakh.Những con chim dũng mãnh là niềm tự hào của người Kazakh và bắt đại bàng là một môn thể thao địa phương. Họ sẽ dùng thịt hoặc một con đại bàng để dụ đồng loại của chúng vào bẫy. Một cách khác đó là tìm đến những chiếc tổ và giấu đi những con non khi mẹ của chúng đi xa.Người Kazakh nuôi đại bàng trong một ngôi nhà gần với nơi ở, để luyện tập cho những chuyến đi săn thường xuyên. Đại bàng sẽ được giữ bình tĩnh bằng cách bịt mặt và buộc chân cố định bởi sợi dây nhỏ. Những con chim dần quen được chủ cho ăn và trở nên trung thành.Hiện, hàng năm lễ hội trình diễn huấn luyện loài đại bàng vàng được tổ chức khá rầm rộ và có quy mô ở Mông Cổ.Lễ hội huấn luyện đại bàng vàng (The Golden Eagle Festival) được tổ chức định kỳ 2 lần trong năm, vào mùa xuân và mùa thu.Mục đích chính của lễ hội huấn luyện đại bàng vàng là quảng bá nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của tộc người Kazakh ở Mông Cổ, cũng như thúc đẩy ngành du lịch phát triển.Mời độc giả xem video:Tử nạn tại mỏ khai thác đá. Nguồn: VTV24.
Tỉnh Bayan-Ölgii ở cực Tây Mông Cổ là nơi lưu giữ bản sắc văn hóa lâu đời của người Kazakh nổi tiếng với việc nuôi và thuần hóa đại bàng. Nằm cách thủ đô Ulaanbaatar khoảng 1.600 km, miền đất này còn giữ nhiều nét nguyên sơ.
Người Kazakh lần đầu tiên di cư đến Mông Cổ vào những năm 1800. Họ là nhóm dân tộc lớn nhất ở phía Tây, chiếm 5% tổng số người Mông Cổ.
Kazakh là một bộ lạc bán du mục, sinh sống với đàn gia súc gồm cừu, dê, ngựa, lạc đà và bò yak lông dài. Thói quen sinh hoạt của người du mục Kazakh tập trung quanh đàn gia súc.
Vào mỗi mùa, người Kazakh sẽ cùng đàn gia súc di cư đến đồng cỏ mới. Một số gia đình chỉ di cư hai lần trong năm vào mùa đông và mùa hạ, sau đó sẽ trở về cánh đồng cỏ nơi nhiều thế hệ sinh sống.
Sinh hoạt với cộng đồng là một nét đặc trưng trong đời sống của người Kazakh. Dân tộc này xem lòng hiếu khách là điều thiêng liêng. Khi đến thăm các gia đình du mục, bạn sẽ được mời một tách trà ấm, bát sữa và nhiều đồ ăn khác.
Chế độ ăn uống của người Kazakh chủ yếu là thịt, các sản phẩm từ sữa và rất ít rau. Vào mùa hè, phụ nữ và trẻ em vắt sữa dê và cừu 2 lần một ngày và bò một lần vào buổi sáng. Sữa được biến thành các sản phẩm khác nhau để ăn hoặc dự trữ cho mùa đông như phô mai, bơ tươi, kem chua...
Lông cừu và dê là hàng hóa chủ yếu ở Mông Cổ và nguồn thu nhập chính của gia đình người Kazakh.
Một nét nổi bật trong văn hóa của Kazakh là thuần hóa và nuôi đại bàng vàng để săn bắn.
Giống như những “thợ săn chim ưng” ở Trung Á, người Kazakh sử dụng đại bàng để đi săn.
Công việc này chỉ diễn ra vào mùa đông, khi những con chim có sức khỏe tốt sau bài tập mùa hè và cũng là lúc con mồi của chúng, cáo, sóc, mèo manul và chó sói có bộ lông dày, thích hợp để may áo lông, mũ truyền thống của người Kazakh.
Những con chim dũng mãnh là niềm tự hào của người Kazakh và bắt đại bàng là một môn thể thao địa phương. Họ sẽ dùng thịt hoặc một con đại bàng để dụ đồng loại của chúng vào bẫy. Một cách khác đó là tìm đến những chiếc tổ và giấu đi những con non khi mẹ của chúng đi xa.
Người Kazakh nuôi đại bàng trong một ngôi nhà gần với nơi ở, để luyện tập cho những chuyến đi săn thường xuyên. Đại bàng sẽ được giữ bình tĩnh bằng cách bịt mặt và buộc chân cố định bởi sợi dây nhỏ. Những con chim dần quen được chủ cho ăn và trở nên trung thành.
Hiện, hàng năm lễ hội trình diễn huấn luyện loài đại bàng vàng được tổ chức khá rầm rộ và có quy mô ở Mông Cổ.
Lễ hội huấn luyện đại bàng vàng (The Golden Eagle Festival) được tổ chức định kỳ 2 lần trong năm, vào mùa xuân và mùa thu.
Mục đích chính của lễ hội huấn luyện đại bàng vàng là quảng bá nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của tộc người Kazakh ở Mông Cổ, cũng như thúc đẩy ngành du lịch phát triển.
Mời độc giả xem video:Tử nạn tại mỏ khai thác đá. Nguồn: VTV24.