Mang đầy màu sắc huyền bí, Soyombo tên gọi một biểu tượng quốc gia của Mông Cổ, xuất hiện trên Quốc kỳ, Quốc huy cũng như nhiều công trình quan trọng ở đất nước này.Trong văn hóa Mông Cổ, Soyombo là một ký tự thiêng liêng trong bảng chữ cái Soyombo. Bảng chữ cái đặc biệt này được Zanabazar – một vị thánh tăng trong Phật giáo Mông Cổ - phát minh vào năm 1686. Cái tên "Soyombo" có nguồn gốc từ tiếng Phạn svayambhu, nghĩa là “tự tạo”.Biểu tượng Soyombo được cấu thành từ mười yếu tố hình học trừu tượng, thể hiện vạn vật trong thế giới quan truyền thống của người Mông Cổ. Các yếu tố đó gồm: Lửa, mặt trời, mặt trăng, hai hình tam giác, hai hình chữ nhật nằm ngang, thái cực (âm - dương) và hai hình chữ nhật dọc.Trong Soyombo, yếu tổ lửa tượng trưng cho sự tăng trưởng, vĩnh cửu, sự giàu có và thành công. Ba lưỡi lửa đại diện cho ba thời: Quá khứ, hiện tại và tương lai.Yếu tố mặt trời và mặt trăng hàm ý đất nước Mông Cổ sẽ tồn tại mãi mãi như bầu trời xanh vĩnh cửu. Các biểu tượng lửa, mặt trời, mặt trăng bắt nguồn từ văn hóa Hung Nô thời cổ.Hai hình tam giác tượng trưng cho mũi tên hoặc mũi giáo. Đầu nhọn của chúng chỉ xuống như một lời khẳng định kẻ thù trong nước và ngoài nước đã bị đánh bại.Hai hình chữ nhật nằm ngang tượng trưng cho sự trung thực và công lý của người Mông Cổ bất kể tầng lớp thượng lưu hay bần cùng trong xã hội.Hình tượng thái cực tượng trưng cho sự giao hòa nam và nữ, cội nguồn sự sinh sôi nảy nở của cộng đồng. Theo một cách giải thích khác thì đây là hai con cá, tượng trưng cho tinh thần cảnh giác, vì cá không bao giờ nhắm mắt.Hai hình chữ nhật dọc là bức tường của pháo đài, đại diện cho sự hiệp nhất và sức mạnh, liên quan đến một câu tục ngữ Mông Cổ: "Tình bạn của hai người mạnh mẽ hơn những bức tường đá".Soyombo đã được coi là biểu tượng quốc gia của Mông Cổ từ năm 1911, khi lần đầu được đưa vào Quốc kỳ. Ngày nay biểu tượng này có thể được nhìn thấy tại nhiều nơi ở Mông Cổ, trong đó nổi bật nhất là đài tưởng niệm Zaisan ở ngoại vi thủ đô Ulaanbaatar... Mời quý độc giả xem video: Cách làm du lịch phố cổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.
Mang đầy màu sắc huyền bí, Soyombo tên gọi một biểu tượng quốc gia của Mông Cổ, xuất hiện trên Quốc kỳ, Quốc huy cũng như nhiều công trình quan trọng ở đất nước này.
Trong văn hóa Mông Cổ, Soyombo là một ký tự thiêng liêng trong bảng chữ cái Soyombo. Bảng chữ cái đặc biệt này được Zanabazar – một vị thánh tăng trong Phật giáo Mông Cổ - phát minh vào năm 1686. Cái tên "Soyombo" có nguồn gốc từ tiếng Phạn svayambhu, nghĩa là “tự tạo”.
Biểu tượng Soyombo được cấu thành từ mười yếu tố hình học trừu tượng, thể hiện vạn vật trong thế giới quan truyền thống của người Mông Cổ. Các yếu tố đó gồm: Lửa, mặt trời, mặt trăng, hai hình tam giác, hai hình chữ nhật nằm ngang, thái cực (âm - dương) và hai hình chữ nhật dọc.
Trong Soyombo, yếu tổ lửa tượng trưng cho sự tăng trưởng, vĩnh cửu, sự giàu có và thành công. Ba lưỡi lửa đại diện cho ba thời: Quá khứ, hiện tại và tương lai.
Yếu tố mặt trời và mặt trăng hàm ý đất nước Mông Cổ sẽ tồn tại mãi mãi như bầu trời xanh vĩnh cửu. Các biểu tượng lửa, mặt trời, mặt trăng bắt nguồn từ văn hóa Hung Nô thời cổ.
Hai hình tam giác tượng trưng cho mũi tên hoặc mũi giáo. Đầu nhọn của chúng chỉ xuống như một lời khẳng định kẻ thù trong nước và ngoài nước đã bị đánh bại.
Hai hình chữ nhật nằm ngang tượng trưng cho sự trung thực và công lý của người Mông Cổ bất kể tầng lớp thượng lưu hay bần cùng trong xã hội.
Hình tượng thái cực tượng trưng cho sự giao hòa nam và nữ, cội nguồn sự sinh sôi nảy nở của cộng đồng. Theo một cách giải thích khác thì đây là hai con cá, tượng trưng cho tinh thần cảnh giác, vì cá không bao giờ nhắm mắt.
Hai hình chữ nhật dọc là bức tường của pháo đài, đại diện cho sự hiệp nhất và sức mạnh, liên quan đến một câu tục ngữ Mông Cổ: "Tình bạn của hai người mạnh mẽ hơn những bức tường đá".
Soyombo đã được coi là biểu tượng quốc gia của Mông Cổ từ năm 1911, khi lần đầu được đưa vào Quốc kỳ. Ngày nay biểu tượng này có thể được nhìn thấy tại nhiều nơi ở Mông Cổ, trong đó nổi bật nhất là đài tưởng niệm Zaisan ở ngoại vi thủ đô Ulaanbaatar...
Mời quý độc giả xem video: Cách làm du lịch phố cổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.