Huyện Buôn Đôn nằm ở phía tây tỉnh Đắk Lắk, còn có tên cũ thường gọi là Bản Đôn. Nơi đây có cây cầu treo nổi tiếng, độc đáo. Theo trang TTĐT huyện Buôn Đôn, cầu làm bằng vật liệu tre, nứa, song, mây, có gia cố thêm cáp sắt, như xuyên qua giàn gừa (còn gọi cây si) cổ thụ, trăm năm tuổi, mọc ven bờ sông Sêrêpôk (có một số cách viết khác). Tán cây bao trùm diện tích hơn 1 ha, với phần gốc, rễ lạ mắt, kỳ thú. Ảnh: Phuongdong_hh.Theo trang TTĐT huyện Buôn Đôn, tên gọi Bản Đôn theo tiếng Lào ngày xưa (sắc dân chiếm đa số ở đây khi còn sơ khai) có nghĩa là "Làng Đảo", chỉ ngôi làng trên một ốc đảo của sông Sêrêpôk. Ảnh: Candie.trann.Buôn Đôn, hay Bản Đôn trước đây, nổi tiếng với nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng, tạo nên nét bản sắc văn hóa rất độc đáo. Tiếng tăm của những người làm nghề này một thời được truyền tụng khắp nơi. Ngày nay, voi được bảo tồn theo chính sách của nhà nước. Đến Buôn Đôn, du khách có thể tìm hiểu về "vua voi" Y Thu - Khunjunôp và người cháu nối ngôi Ama Kông đã trở thành huyền thoại của vùng đất này. Ảnh: Báo Đắk Lắk.Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk được thành lập vào năm 2011. Nơi đây bảo tồn, giám sát quần thể voi hoang dã, voi nhà, chăm sóc sức khỏe và sinh sản cho voi, cứu hộ voi bị nạn, giúp chúng tái nhập đàn, thực hiện nghiên cứu khoa học... Ảnh: Phạm Ngôn.Vườn quốc gia Yok Đôn nằm trên địa phận 3 huyện Buôn Đôn, Ea Súp (Đắk Lắk) và Cư Jút (Đắk Nông), trong đó huyện Buôn Đôn là nơi đặt trụ sở ban quản lý vườn. Theo thông tin giới thiệu, đây là vườn quốc gia bảo tồn các khu rừng khộp duy nhất ở Việt Nam, tức rừng thưa lá rộng rụng lá theo mùa. Ảnh: Vinh Gấu.Buôn Đôn có đặc sản gà nướng Bản Đôn và cơm lam nổi tiếng. Gà nướng còn được gọi là gà sa lửa, thường được chế biến từ gà thả vườn sơ chế sạch, giữ nguyên con, tẩm ướp gia vị theo công thức đặc trưng của đồng bào dân tộc rồi kẹp vào thanh tre, cắm xuống đống than và nướng chín. Gà nướng ăn kèm cơm lam dẻo thơm, nấu trong ống nứa non. Ảnh: Bandontour.Ngoài huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk hiện có TP Buôn Ma Thuột (tỉnh lỵ), thị xã Buôn Hồ, cùng 12 huyện: Cư Kuin, Cư M'Gar, Ea H'Leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắc, Lắk và M'Drắk. Ảnh: Lâm Quốc Bảo. Người Peru dệt lại cây cầu treo 500 năm tuổi Trong đại dịch Covid-19, cây cầu treo Q'eswachaka bắc qua sông Apurimac đã bị sụp đổ do hư hỏng nặng. Các thành viên của cộng đồng Huinchiri đang tiến hành xây dựng lại cây cầu.
Huyện Buôn Đôn nằm ở phía tây tỉnh Đắk Lắk, còn có tên cũ thường gọi là Bản Đôn. Nơi đây có cây cầu treo nổi tiếng, độc đáo. Theo trang TTĐT huyện Buôn Đôn, cầu làm bằng vật liệu tre, nứa, song, mây, có gia cố thêm cáp sắt, như xuyên qua giàn gừa (còn gọi cây si) cổ thụ, trăm năm tuổi, mọc ven bờ sông Sêrêpôk (có một số cách viết khác). Tán cây bao trùm diện tích hơn 1 ha, với phần gốc, rễ lạ mắt, kỳ thú. Ảnh: Phuongdong_hh.
Theo trang TTĐT huyện Buôn Đôn, tên gọi Bản Đôn theo tiếng Lào ngày xưa (sắc dân chiếm đa số ở đây khi còn sơ khai) có nghĩa là "Làng Đảo", chỉ ngôi làng trên một ốc đảo của sông Sêrêpôk. Ảnh: Candie.trann.
Buôn Đôn, hay Bản Đôn trước đây, nổi tiếng với nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng, tạo nên nét bản sắc văn hóa rất độc đáo. Tiếng tăm của những người làm nghề này một thời được truyền tụng khắp nơi. Ngày nay, voi được bảo tồn theo chính sách của nhà nước. Đến Buôn Đôn, du khách có thể tìm hiểu về "vua voi" Y Thu - Khunjunôp và người cháu nối ngôi Ama Kông đã trở thành huyền thoại của vùng đất này. Ảnh: Báo Đắk Lắk.
Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk được thành lập vào năm 2011. Nơi đây bảo tồn, giám sát quần thể voi hoang dã, voi nhà, chăm sóc sức khỏe và sinh sản cho voi, cứu hộ voi bị nạn, giúp chúng tái nhập đàn, thực hiện nghiên cứu khoa học... Ảnh: Phạm Ngôn.
Vườn quốc gia Yok Đôn nằm trên địa phận 3 huyện Buôn Đôn, Ea Súp (Đắk Lắk) và Cư Jút (Đắk Nông), trong đó huyện Buôn Đôn là nơi đặt trụ sở ban quản lý vườn. Theo thông tin giới thiệu, đây là vườn quốc gia bảo tồn các khu rừng khộp duy nhất ở Việt Nam, tức rừng thưa lá rộng rụng lá theo mùa. Ảnh: Vinh Gấu.
Buôn Đôn có đặc sản gà nướng Bản Đôn và cơm lam nổi tiếng. Gà nướng còn được gọi là gà sa lửa, thường được chế biến từ gà thả vườn sơ chế sạch, giữ nguyên con, tẩm ướp gia vị theo công thức đặc trưng của đồng bào dân tộc rồi kẹp vào thanh tre, cắm xuống đống than và nướng chín. Gà nướng ăn kèm cơm lam dẻo thơm, nấu trong ống nứa non. Ảnh: Bandontour.
Ngoài huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk hiện có TP Buôn Ma Thuột (tỉnh lỵ), thị xã Buôn Hồ, cùng 12 huyện: Cư Kuin, Cư M'Gar, Ea H'Leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắc, Lắk và M'Drắk. Ảnh: Lâm Quốc Bảo.
Người Peru dệt lại cây cầu treo 500 năm tuổi Trong đại dịch Covid-19, cây cầu treo Q'eswachaka bắc qua sông Apurimac đã bị sụp đổ do hư hỏng nặng. Các thành viên của cộng đồng Huinchiri đang tiến hành xây dựng lại cây cầu.