Theo sách "Lịch sử Việt Nam", trong các bộ sách đồ sộ của nước ta thời phong kiến, "Lịch triều hiến chương loại chí" được xem là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Đây cũng được đánh giá là bộ sách lớn nhất của người Việt trong thời trung đại."Lịch triều hiến chương loại chí" của nhà bác học Phan Huy Chú, gồm 49 quyển, chia làm 10 chí: Dư địa chí; Nhân vật chí; Quan chức chí; Lễ nghi chí; Khoa mục chí; Quốc dụng chí; Hình luật chí; Biên chế chí; Văn tịnh chí; Bang giao chí. Tác giả đã khảo cứu có hệ thống các sự kiện diễn ra xuyên suốt lịch sử Việt Nam, trọng tâm là triều Lê - Trịnh.Để soạn thành công bộ sách này, Phan Huy Chú phải bỏ ra 10 năm (1809-1819). Muốn toàn tâm toàn ý cho công việc, ông bỏ nhà vào núi trú ẩn, nhằm tránh khách khứa, bạn bè thường ngày vẫn tìm đến giao du. Thậm chí, ông còn lấy nghệ bôi vào mặt, tay và đun nước thơm như đang sắc thuốc để cáo bệnh mà tránh bạn bè.Năm 1821, khi vào nhậm chức quan nhỏ ở Quốc Tử Giám (Huế), Phan Huy Chú dâng cuốn sách lên vua Minh Mạng. Sau khi xem xong, ông vua hay chữ nhà Nguyễn đã khen Phan Huy Chú “soạn khéo lắm” rồi ban thưởng 30 lạng bạc, 30 thỏi mực, 30 cái bút.Phan Huy Chú (1782-1840) là nhà bác học lớn của Việt Nam thời trung đại. Ông sinh ra trong gia đình khoa bảng lừng danh, cha ông là Phan Huy Ích, nhà nho có tiếng đậu tiến sĩ đời Hậu Lê, từng làm quan cho nhà Tây Sơn. Mẹ là Ngô Thị Thực, con gái của Ngô Thì Sĩ, em gái Ngô Thì Nhậm. Ngay từ nhỏ, ông được cậu Ngô Thì Nhậm rèn dạy, lớn lên nổi tiếng là người thông tuệ, uyên bác.Khi làm quan cho triều Nguyễn, Phan Huy Chú từng được cử đi sứ sang Trung Quốc và Indonesia. Sau chuyến đi sứ Indonesia năm 1823 về nước, ông giữ chức Tư vụ bộ Công."Hải trình chí lược" là cuốn sách được Phan Huy Chú viết vào năm 1832, thời gian tác giả được cử đi sứ ở Indonesia. Thuyền đi qua đâu, tác giả chép rõ những điều mắt thấy tai nghe ở đó. Ông chú trọng tới kỹ thuật tiến bộ, tổ chức chính trị, quân sự của thực dân Anh, Hà Lan và phong tục tập quán của cư dân bản xứ.Hiện nay, thủ đô Hà Nội có 2 con phố mang tên 2 cha con Phan Huy Ích, Phan Huy Chú, gồm: Phố Phan Huy Ích dài 176 m, đi từ phố Nguyễn Trường Tộ đến phố Quan Thánh; phố Phan Huy Chú dài 364 m, từ phố Lê Thánh Tông đến phố Hàn Thuyên.
Theo sách "Lịch sử Việt Nam", trong các bộ sách đồ sộ của nước ta thời phong kiến, "Lịch triều hiến chương loại chí" được xem là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Đây cũng được đánh giá là bộ sách lớn nhất của người Việt trong thời trung đại.
"Lịch triều hiến chương loại chí" của nhà bác học Phan Huy Chú, gồm 49 quyển, chia làm 10 chí: Dư địa chí; Nhân vật chí; Quan chức chí; Lễ nghi chí; Khoa mục chí; Quốc dụng chí; Hình luật chí; Biên chế chí; Văn tịnh chí; Bang giao chí. Tác giả đã khảo cứu có hệ thống các sự kiện diễn ra xuyên suốt lịch sử Việt Nam, trọng tâm là triều Lê - Trịnh.
Để soạn thành công bộ sách này, Phan Huy Chú phải bỏ ra 10 năm (1809-1819). Muốn toàn tâm toàn ý cho công việc, ông bỏ nhà vào núi trú ẩn, nhằm tránh khách khứa, bạn bè thường ngày vẫn tìm đến giao du. Thậm chí, ông còn lấy nghệ bôi vào mặt, tay và đun nước thơm như đang sắc thuốc để cáo bệnh mà tránh bạn bè.
Năm 1821, khi vào nhậm chức quan nhỏ ở Quốc Tử Giám (Huế), Phan Huy Chú dâng cuốn sách lên vua Minh Mạng. Sau khi xem xong, ông vua hay chữ nhà Nguyễn đã khen Phan Huy Chú “soạn khéo lắm” rồi ban thưởng 30 lạng bạc, 30 thỏi mực, 30 cái bút.
Phan Huy Chú (1782-1840) là nhà bác học lớn của Việt Nam thời trung đại. Ông sinh ra trong gia đình khoa bảng lừng danh, cha ông là Phan Huy Ích, nhà nho có tiếng đậu tiến sĩ đời Hậu Lê, từng làm quan cho nhà Tây Sơn. Mẹ là Ngô Thị Thực, con gái của Ngô Thì Sĩ, em gái Ngô Thì Nhậm. Ngay từ nhỏ, ông được cậu Ngô Thì Nhậm rèn dạy, lớn lên nổi tiếng là người thông tuệ, uyên bác.
Khi làm quan cho triều Nguyễn, Phan Huy Chú từng được cử đi sứ sang Trung Quốc và Indonesia. Sau chuyến đi sứ Indonesia năm 1823 về nước, ông giữ chức Tư vụ bộ Công.
"Hải trình chí lược" là cuốn sách được Phan Huy Chú viết vào năm 1832, thời gian tác giả được cử đi sứ ở Indonesia. Thuyền đi qua đâu, tác giả chép rõ những điều mắt thấy tai nghe ở đó. Ông chú trọng tới kỹ thuật tiến bộ, tổ chức chính trị, quân sự của thực dân Anh, Hà Lan và phong tục tập quán của cư dân bản xứ.
Hiện nay, thủ đô Hà Nội có 2 con phố mang tên 2 cha con Phan Huy Ích, Phan Huy Chú, gồm: Phố Phan Huy Ích dài 176 m, đi từ phố Nguyễn Trường Tộ đến phố Quan Thánh; phố Phan Huy Chú dài 364 m, từ phố Lê Thánh Tông đến phố Hàn Thuyên.