UBND tỉnh Quảng Nam tại cuộc hội thảo quốc tế ngày 16/8 đã thống nhất phương án tháo dỡ toàn bộ chùa Cầu để tu bổ lại. Cùng Kiến Thức tìm hiểu về ngôi chùa biểu tượng của Hội An từ thuở sơ khai mới được xây dựng. Chùa Cầu (TP.Hội An, Quảng Nam) không chỉ đơn thuần là một di tích lịch sử văn hoá đặc biệt, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của thương cảng bậc nhất xứ Đàng Trong một thuở huy hoàng; mà trên hết là linh hồn, biểu tượng sống của người dân phố cổ với những câu chuyện tâm linh kỳ bí cho đến nay vẫn còn là một ẩn số chưa được giải mã.
Trong sách “Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán”, một nhà sư Trung Hoa, có nhắc đến lịch sử xây Chùa Cầu. Theo đó, năm 1719, nhân chuyến tuần du phương Nam vi hành, chúa Nguyễn Phúc Chu khi từ phương Bắc đến Hội An đã thấy phía tây phố có cầu, thuyền buôn tụ họp đông đúc bên phố chợ sông Hoài nên mới bèn đặt tên cho là “Lai Viễn kiều” (tức khách phương xa đến).Trong một thư tịch cổ khác của nước nhà lại chép, cây cầu cổ này được tìm thấy vào năm 1617 với tên gọi là cầu Nhật Bản. Trong nhiều tài liệu ghi chép của các học giả nước ngoài đều xác định, Chùa Cầu được xây dựng vào năm 1593 cũng với tên gọi là Cầu Nhật Bản để thông thương buôn bán của người Hoa kiều, Nhật kiều.Sách “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn dưới thời vua Tự Đức (1847 - 1883) chép rằng: “Cầu ở xã Cẩm Phô về phía tây phố Hội An, huyện Diên Phước, nước khe chảy về phía Nam đổ vào sông Cái, cầu bắc ở trên. Tương truyền cầu này do người khách buôn Nhật Bản bắc, dưới cầu xây đá, trên lát ván, gác mái gồm bảy gian lợp ngói.”Từ cuối thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XVII, người Minh Hương (Trung Hoa) ở Hội An đã khởi xướng xây cầu bắc qua nhằm tạo điều kiện để người dân hai con phố Faifo (Nhật Bản) và Ba Tàu (Trung Hoa) thông thương buôn bán.Sách "Quảng Nam Minh Hương Tam Bảo Vụ" chép lại rằng, vào năm 1644, tình hình Trung Hoa chiến tranh loạn lạc. Nhiều người nhà Minh vì sợ nhà Thanh truy sát nên mới vượt một chặng đường dài đến đất Hội An để xin chúa Nguyễn Phúc Lan tự nguyện gia nhập quốc tịch Việt Nam và thành lập nên làng Minh Hương tại cảng thị Hội An.Năm 1633, Nhật hoàng đã ban bố lệnh đóng cửa không quan hệ giao thương với nước ngoài, đồng thời yêu cầu những người Nhật kiều đang sống và buôn bán ở nước ngoài phải hồi hương. Từ đó, phố Nhật Bản bắt đầu rơi vào thời kỳ suy tàn và cầu Nhật Bản được người Việt ở Hội An cai quản. Sau đó vài đó, chúa Nguyễn đã giao Chùa Cầu cho người Minh Hương quản lý và có nhiệm vụ chăm lo sửa chữa cầu.Đến năm 1653, làng Minh Hương đã đề xướng lên chúa Nguyễn đề nghị tu sửa cầu, và cho xây dựng thêm ngôi chùa nhỏ nằm sát cầu nằm ở phía Tây để thờ Bắc Đế Chân Võ Tổ Sư (hay Huyền Thiên Đại Đế) cùng Trừng Hán Cung thờ Quan Công và Minh Hương Phật tự thờ Phật Quan Âm. Sau khi ra đời phức hợp kiến trúc cầu Nhật Bản là chùa Bắc Đế. Từ đó danh xưng cầu Nhật Bản dần bị quên lãng và được thay vào đó bằng tên gọi quen thuộc Chùa Cầu.Chùa Cầu được làm theo kiểu thượng chùa - hạ cầu. Phía tây cầu đặt 2 tượng khỉ đá, phía đông đặt 2 tượng chó đá, đó là hai con linh vật “độc tôn” chỉ có ở phố cổ Hội An. Đây là 2 con “Thần Khỉ” và “Thần Chó” (những con vật người Nhật luôn quý trọng) thờ ở hai đầu cầu linh thiêng của người Nhật Bản.Trải qua hàng trăm năm, Chùa Cầu Hội An vẫn vậy, không có gì thay đổi. Mọi nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, vật thờ tự, không gian, phối cảnh vẫn còn giữ nguyên sơ.
UBND tỉnh Quảng Nam tại cuộc hội thảo quốc tế ngày 16/8 đã thống nhất phương án tháo dỡ toàn bộ chùa Cầu để tu bổ lại. Cùng Kiến Thức tìm hiểu về ngôi chùa biểu tượng của Hội An từ thuở sơ khai mới được xây dựng. Chùa Cầu (TP.Hội An, Quảng Nam) không chỉ đơn thuần là một di tích lịch sử văn hoá đặc biệt, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của thương cảng bậc nhất xứ Đàng Trong một thuở huy hoàng; mà trên hết là linh hồn, biểu tượng sống của người dân phố cổ với những câu chuyện tâm linh kỳ bí cho đến nay vẫn còn là một ẩn số chưa được giải mã.
Trong sách “Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán”, một nhà sư Trung Hoa, có nhắc đến lịch sử xây Chùa Cầu. Theo đó, năm 1719, nhân chuyến tuần du phương Nam vi hành, chúa Nguyễn Phúc Chu khi từ phương Bắc đến Hội An đã thấy phía tây phố có cầu, thuyền buôn tụ họp đông đúc bên phố chợ sông Hoài nên mới bèn đặt tên cho là “Lai Viễn kiều” (tức khách phương xa đến).
Trong một thư tịch cổ khác của nước nhà lại chép, cây cầu cổ này được tìm thấy vào năm 1617 với tên gọi là cầu Nhật Bản. Trong nhiều tài liệu ghi chép của các học giả nước ngoài đều xác định, Chùa Cầu được xây dựng vào năm 1593 cũng với tên gọi là Cầu Nhật Bản để thông thương buôn bán của người Hoa kiều, Nhật kiều.
Sách “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn dưới thời vua Tự Đức (1847 - 1883) chép rằng: “Cầu ở xã Cẩm Phô về phía tây phố Hội An, huyện Diên Phước, nước khe chảy về phía Nam đổ vào sông Cái, cầu bắc ở trên. Tương truyền cầu này do người khách buôn Nhật Bản bắc, dưới cầu xây đá, trên lát ván, gác mái gồm bảy gian lợp ngói.”
Từ cuối thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XVII, người Minh Hương (Trung Hoa) ở Hội An đã khởi xướng xây cầu bắc qua nhằm tạo điều kiện để người dân hai con phố Faifo (Nhật Bản) và Ba Tàu (Trung Hoa) thông thương buôn bán.
Sách "Quảng Nam Minh Hương Tam Bảo Vụ" chép lại rằng, vào năm 1644, tình hình Trung Hoa chiến tranh loạn lạc. Nhiều người nhà Minh vì sợ nhà Thanh truy sát nên mới vượt một chặng đường dài đến đất Hội An để xin chúa Nguyễn Phúc Lan tự nguyện gia nhập quốc tịch Việt Nam và thành lập nên làng Minh Hương tại cảng thị Hội An.
Năm 1633, Nhật hoàng đã ban bố lệnh đóng cửa không quan hệ giao thương với nước ngoài, đồng thời yêu cầu những người Nhật kiều đang sống và buôn bán ở nước ngoài phải hồi hương. Từ đó, phố Nhật Bản bắt đầu rơi vào thời kỳ suy tàn và cầu Nhật Bản được người Việt ở Hội An cai quản. Sau đó vài đó, chúa Nguyễn đã giao Chùa Cầu cho người Minh Hương quản lý và có nhiệm vụ chăm lo sửa chữa cầu.
Đến năm 1653, làng Minh Hương đã đề xướng lên chúa Nguyễn đề nghị tu sửa cầu, và cho xây dựng thêm ngôi chùa nhỏ nằm sát cầu nằm ở phía Tây để thờ Bắc Đế Chân Võ Tổ Sư (hay Huyền Thiên Đại Đế) cùng Trừng Hán Cung thờ Quan Công và Minh Hương Phật tự thờ Phật Quan Âm. Sau khi ra đời phức hợp kiến trúc cầu Nhật Bản là chùa Bắc Đế. Từ đó danh xưng cầu Nhật Bản dần bị quên lãng và được thay vào đó bằng tên gọi quen thuộc Chùa Cầu.
Chùa Cầu được làm theo kiểu thượng chùa - hạ cầu. Phía tây cầu đặt 2 tượng khỉ đá, phía đông đặt 2 tượng chó đá, đó là hai con linh vật “độc tôn” chỉ có ở phố cổ Hội An. Đây là 2 con “Thần Khỉ” và “Thần Chó” (những con vật người Nhật luôn quý trọng) thờ ở hai đầu cầu linh thiêng của người Nhật Bản.
Trải qua hàng trăm năm, Chùa Cầu Hội An vẫn vậy, không có gì thay đổi. Mọi nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, vật thờ tự, không gian, phối cảnh vẫn còn giữ nguyên sơ.