Zambia - Zimbabwe - Botswana - Namibia: Một trong những biên giới thú vị nhất là sông Zambezi, nơi tạo ra biên giới tự nhiên giữa Zambia và Zimbabwe. Để di chuyển giữa 2 quốc gia, bạn phải đi qua cầu thác Victoria. Vì thác có thể được xem từ cả Zambia và Zimbabwe nên khách du lịch thường ở trong tình trạng phân vân nên chọn đến thác từ quốc gia nào. Sông Zambezi còn đặc biệt hơn cả khi là nơi giao nhau giữa 4 quốc gia Botswana, Namibia, Zambia và Zimbabwe. Đây là tứ giác biên giới duy nhất trên thế giới. Ảnh: Travel Gallery. Argentina - Brazil - Paraguay: Biên giới của các quốc gia này được hình thành bởi sự hội tụ tự nhiên của 2 con sông Parana và Iguazu. Nơi đây là một trong những điểm du lịch nổi tiếng cho thấy sự hội nhập kinh tế và văn hóa xã hội giữa 3 nước. Du khách có thể tham quan cây cầu quốc tế Tancredo Naves nối liền thành phố Puerto Iguazu của Argentina với Foz do Iguacu của Brazil. Ảnh: Glaucen. Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha: Một trong những biên giới lâu đời và dài nhất ở châu Âu là ranh giới giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Thành phố Sanlucar de Guadiana (Tây Ban Nha) ngăn cách với thị trấn Alcoutim (Bồ Đào Nha) bởi dòng sông Guadiana.Thỏa thuận Schengen năm 1985 đã loại bỏ tất cả biên giới nội bộ ở châu Âu và biến khu vực này thành nơi miễn hộ chiếu. Tại đây có một đoạn zipline, cho phép du khách di chuyển qua lại giữa 2 nước trong vòng chỉ một phút. Vì 2 quốc gia này chênh nhau một múi giờ nên đường zipline được mệnh danh là "chuyến đi ngược thời gian" khi du khách xuất phát từ Tây Ban Nha. Ảnh: Wikipedia, Limite Zero. Hà Lan - Bỉ: Thị trấn Baarle là nơi Bỉ và Hà Lan giao nhau. Các đường vạch màu trắng rải rác khắp thị trấn với các phiến gạch NL (Hà Lan) và B (Bỉ) tương ứng ở 2 bên cho biết phần đất đó thuộc địa phận nước nào.Trong khi khu vực của Bỉ được gọi là Baarle-Herog, thì phần đất của người Hà Lan có tên Baarle Nassau. Tuy nhiên, hàng chục mảnh đất thuộc Bỉ và Hà Lan nằm xen kẽ nhau khiến đường biên giới ở Baarle trở nên đầy phức tạp, không chỉ cắt ngang các con đường mà còn cả trong nhà ở. Ảnh: Jerome, Flickr. Ba Lan - Ukraina: Một khu vực biên giới giữa Ba Lan và Ukraina được trang trí bằng hình những con cá khổng lồ trên khu đất nông nghiệp với đường phân cách chia đôi các con cá. Nghệ sĩ Jarosław Koziara cùng những nghệ sĩ người Ba Lan và Ukraina đã tạo ra tác phẩm nghệ thuật này với thông điệp văn hóa và thiên nhiên vượt ra khỏi biên giới con người tạo nên. Ảnh: Wojciech Pacewicz. Áo - Slovakia - Hungary: Một bàn ăn dã ngoại hình tam giác nằm giữa cánh đồng là biên giới của 3 nước châu Âu: Áo, Slovakia và Hungary. Trên mặt bàn có biểu tượng của 3 quốc gia. Chiếc bàn nằm trong khuôn viên của một công viên điêu khắc. Tại đây, phần lớn tác phẩm được tạo ra có sử dụng hình tam giác trong thiết kế, tượng trưng cho sự thống nhất giữa ba quốc gia. Ảnh: Corinna Back. Đức - Hà Lan: Đường kim loại chạy qua giữa trung tâm thương mại Eurode, phân chia ranh giới giữa Đức và Hà Lan. Ở 2 bên của tòa nhà đặt 2 hòm thư của từng quốc gia. Tuy nhiên, những bức thư được gửi từ Đức đến Hà Lan và ngược lại phải mất một tuần để tới nơi. Ảnh: Kogapic.
Zambia - Zimbabwe - Botswana - Namibia: Một trong những biên giới thú vị nhất là sông Zambezi, nơi tạo ra biên giới tự nhiên giữa Zambia và Zimbabwe. Để di chuyển giữa 2 quốc gia, bạn phải đi qua cầu thác Victoria. Vì thác có thể được xem từ cả Zambia và Zimbabwe nên khách du lịch thường ở trong tình trạng phân vân nên chọn đến thác từ quốc gia nào. Sông Zambezi còn đặc biệt hơn cả khi là nơi giao nhau giữa 4 quốc gia Botswana, Namibia, Zambia và Zimbabwe. Đây là tứ giác biên giới duy nhất trên thế giới. Ảnh: Travel Gallery.
Argentina - Brazil - Paraguay: Biên giới của các quốc gia này được hình thành bởi sự hội tụ tự nhiên của 2 con sông Parana và Iguazu. Nơi đây là một trong những điểm du lịch nổi tiếng cho thấy sự hội nhập kinh tế và văn hóa xã hội giữa 3 nước. Du khách có thể tham quan cây cầu quốc tế Tancredo Naves nối liền thành phố Puerto Iguazu của Argentina với Foz do Iguacu của Brazil. Ảnh: Glaucen.
Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha: Một trong những biên giới lâu đời và dài nhất ở châu Âu là ranh giới giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Thành phố Sanlucar de Guadiana (Tây Ban Nha) ngăn cách với thị trấn Alcoutim (Bồ Đào Nha) bởi dòng sông Guadiana.
Thỏa thuận Schengen năm 1985 đã loại bỏ tất cả biên giới nội bộ ở châu Âu và biến khu vực này thành nơi miễn hộ chiếu. Tại đây có một đoạn zipline, cho phép du khách di chuyển qua lại giữa 2 nước trong vòng chỉ một phút. Vì 2 quốc gia này chênh nhau một múi giờ nên đường zipline được mệnh danh là "chuyến đi ngược thời gian" khi du khách xuất phát từ Tây Ban Nha. Ảnh: Wikipedia, Limite Zero.
Hà Lan - Bỉ: Thị trấn Baarle là nơi Bỉ và Hà Lan giao nhau. Các đường vạch màu trắng rải rác khắp thị trấn với các phiến gạch NL (Hà Lan) và B (Bỉ) tương ứng ở 2 bên cho biết phần đất đó thuộc địa phận nước nào.
Trong khi khu vực của Bỉ được gọi là Baarle-Herog, thì phần đất của người Hà Lan có tên Baarle Nassau. Tuy nhiên, hàng chục mảnh đất thuộc Bỉ và Hà Lan nằm xen kẽ nhau khiến đường biên giới ở Baarle trở nên đầy phức tạp, không chỉ cắt ngang các con đường mà còn cả trong nhà ở. Ảnh: Jerome, Flickr.
Ba Lan - Ukraina: Một khu vực biên giới giữa Ba Lan và Ukraina được trang trí bằng hình những con cá khổng lồ trên khu đất nông nghiệp với đường phân cách chia đôi các con cá. Nghệ sĩ Jarosław Koziara cùng những nghệ sĩ người Ba Lan và Ukraina đã tạo ra tác phẩm nghệ thuật này với thông điệp văn hóa và thiên nhiên vượt ra khỏi biên giới con người tạo nên. Ảnh: Wojciech Pacewicz.
Áo - Slovakia - Hungary: Một bàn ăn dã ngoại hình tam giác nằm giữa cánh đồng là biên giới của 3 nước châu Âu: Áo, Slovakia và Hungary. Trên mặt bàn có biểu tượng của 3 quốc gia. Chiếc bàn nằm trong khuôn viên của một công viên điêu khắc. Tại đây, phần lớn tác phẩm được tạo ra có sử dụng hình tam giác trong thiết kế, tượng trưng cho sự thống nhất giữa ba quốc gia. Ảnh: Corinna Back.
Đức - Hà Lan: Đường kim loại chạy qua giữa trung tâm thương mại Eurode, phân chia ranh giới giữa Đức và Hà Lan. Ở 2 bên của tòa nhà đặt 2 hòm thư của từng quốc gia. Tuy nhiên, những bức thư được gửi từ Đức đến Hà Lan và ngược lại phải mất một tuần để tới nơi. Ảnh: Kogapic.