Nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, tỉnh Thanh Hóa nổi tiếng là một vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của nhiều vua chúa, anh hùng và danh nhân văn hóa trong suốt bề dày lịch sử Việt Nam. Tên gọi địa danh Thanh Hóa đã ra đời từ gần 1.000 năm trước. Ảnh: Cầu Hàm Rồng ở TP Thanh Hóa.Ngược dòng lịch sử, vùng đất Thanh Hóa từng là nơi chứng kiến sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Đông Sơn. Từ thời Văn Lang – Âu Lạc cho đến thời kỳ tự chủ, vùng đất này gắn với các tên gọi Cửu Chân và Ái Châu. Ảnh: Hình tượng chim Lạc ở nút giao Lê Lợi - Hùng Vương, TP Thanh Hóa.Đầu thời nhà Lý, khu vực Thanh Hóa được gọi là trại Ái Châu. Năm 1029, dưới thời vua Lý Thái Tông, nước Việt được chia ra thành 24 lộ, trong đó có lộ phủ Thanh Hóa. Từ đây, danh xưng "Thanh Hoá" chính thức xuất hiện. Ảnh: Đền Bà Triệu ở Hậu Lộc, Thanh Hóa.Sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” viết về điều này như sau: “Nhà Đinh và Nhà Lê gọi Thanh Hoá là Ái Châu; nhà Lý đổi làm trại, năm Thiên Thành thứ 2 đổi làm Thanh Hoá phủ”. Ảnh: Thành nhà Hồ ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa.Giai đoạn sau đó, tên gọi Thanh Hóa thay đổi nhiều lần. Thời Hậu Lê, năm 1466, Thừa Tuyên Thanh Hóa được lập, đến năm 1469 lại đổi thành Thừa Tuyên Thanh Hoa. Kể từ đó hai cái tên Thanh Hóa và Thanh Hoa thường được chuyển đổi qua lại. Ảnh: Cố đô Lam Kinh ở Thọ Xuân, Thanh Hóa.Vào năm Gia Long thứ nhất (1802), vùng đất Thanh Hóa được đặt là trấn Thanh Hóa. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), trấn Thanh Hóa được chuyển thành tỉnh Thanh Hoa. Ảnh: Phủ Trịnh ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa.Dưới thời Thiệu Trị, do mẹ vua tên là Tá Thiên Nhân hoàng hậu Hồ Thị Hoa nên triều đình có quy định về cách viết văn sách, chữ Hoa phải bớt nét hoặc ghi ký hiệu lên đầu chữ để biết là kỵ huý. Ảnh: Đền thờ Tô Hiến Thành ở Sầm Sơn, Thanh Hóa.Để tránh vấn đề kỵ húy, nhiều văn bản thời này chỉ gọi chung Thanh Hóa là “tỉnh Thanh”. Đến năm 1843, vua Thiệu Trị cho đổi “Thanh Hoa tỉnh” thành “Thanh Hoá tỉnh”. Những rắc rối của chuyện kỵ húy đến đây kết thúc. Ảnh: Suối cá thần ở Cẩm Thủy, Thanh Hóa.Theo sách “Đại Nam thực lục”, việc đổi tên này là vì “xét các sử sách của nước Nam, tỉnh Thanh đời cổ là Thanh Hoá. Vậy chuẩn cho lấy lại tên cổ, phàm các dấu quan phòng và ấn triện cũng đều đổi lại mà ban cấp”. Kể từ đó tên gọi tỉnh Thanh Hoá được dùng ổn định cho đến nay. Ảnh: Đình Phú Điền ở Hậu Lộc, Thanh Hóa.Vào ngày 8/5/2019, Lễ Kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa (1029-2019) đã được tỉnh Thanh Hóa tổ chức long trọng nhằm giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói chung và vùng đất Thanh Hóa nói riêng... Ảnh: Đền thờ các Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở TP Thanh Hóa.Mời quý độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An | VTV4.
Nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, tỉnh Thanh Hóa nổi tiếng là một vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của nhiều vua chúa, anh hùng và danh nhân văn hóa trong suốt bề dày lịch sử Việt Nam. Tên gọi địa danh Thanh Hóa đã ra đời từ gần 1.000 năm trước. Ảnh: Cầu Hàm Rồng ở TP Thanh Hóa.
Ngược dòng lịch sử, vùng đất Thanh Hóa từng là nơi chứng kiến sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Đông Sơn. Từ thời Văn Lang – Âu Lạc cho đến thời kỳ tự chủ, vùng đất này gắn với các tên gọi Cửu Chân và Ái Châu. Ảnh: Hình tượng chim Lạc ở nút giao Lê Lợi - Hùng Vương, TP Thanh Hóa.
Đầu thời nhà Lý, khu vực Thanh Hóa được gọi là trại Ái Châu. Năm 1029, dưới thời vua Lý Thái Tông, nước Việt được chia ra thành 24 lộ, trong đó có lộ phủ Thanh Hóa. Từ đây, danh xưng "Thanh Hoá" chính thức xuất hiện. Ảnh: Đền Bà Triệu ở Hậu Lộc, Thanh Hóa.
Sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” viết về điều này như sau: “Nhà Đinh và Nhà Lê gọi Thanh Hoá là Ái Châu; nhà Lý đổi làm trại, năm Thiên Thành thứ 2 đổi làm Thanh Hoá phủ”. Ảnh: Thành nhà Hồ ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa.
Giai đoạn sau đó, tên gọi Thanh Hóa thay đổi nhiều lần. Thời Hậu Lê, năm 1466, Thừa Tuyên Thanh Hóa được lập, đến năm 1469 lại đổi thành Thừa Tuyên Thanh Hoa. Kể từ đó hai cái tên Thanh Hóa và Thanh Hoa thường được chuyển đổi qua lại. Ảnh: Cố đô Lam Kinh ở Thọ Xuân, Thanh Hóa.
Vào năm Gia Long thứ nhất (1802), vùng đất Thanh Hóa được đặt là trấn Thanh Hóa. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), trấn Thanh Hóa được chuyển thành tỉnh Thanh Hoa. Ảnh: Phủ Trịnh ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa.
Dưới thời Thiệu Trị, do mẹ vua tên là Tá Thiên Nhân hoàng hậu Hồ Thị Hoa nên triều đình có quy định về cách viết văn sách, chữ Hoa phải bớt nét hoặc ghi ký hiệu lên đầu chữ để biết là kỵ huý. Ảnh: Đền thờ Tô Hiến Thành ở Sầm Sơn, Thanh Hóa.
Để tránh vấn đề kỵ húy, nhiều văn bản thời này chỉ gọi chung Thanh Hóa là “tỉnh Thanh”. Đến năm 1843, vua Thiệu Trị cho đổi “Thanh Hoa tỉnh” thành “Thanh Hoá tỉnh”. Những rắc rối của chuyện kỵ húy đến đây kết thúc. Ảnh: Suối cá thần ở Cẩm Thủy, Thanh Hóa.
Theo sách “Đại Nam thực lục”, việc đổi tên này là vì “xét các sử sách của nước Nam, tỉnh Thanh đời cổ là Thanh Hoá. Vậy chuẩn cho lấy lại tên cổ, phàm các dấu quan phòng và ấn triện cũng đều đổi lại mà ban cấp”. Kể từ đó tên gọi tỉnh Thanh Hoá được dùng ổn định cho đến nay. Ảnh: Đình Phú Điền ở Hậu Lộc, Thanh Hóa.
Vào ngày 8/5/2019, Lễ Kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa (1029-2019) đã được tỉnh Thanh Hóa tổ chức long trọng nhằm giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói chung và vùng đất Thanh Hóa nói riêng... Ảnh: Đền thờ các Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở TP Thanh Hóa.
Mời quý độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An | VTV4.