Theo nhận định của Huffington Post, bên cạnh văn hóa, con người thì nhiếp ảnh góp phần không nhỏ vào việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh của một đất nước ra thế giới. Việt Nam là ví dụ điển hình cho việc sử dụng sức mạnh mềm trên để quảng bá hình ảnh.
Những tấm ảnh chiến trường nổi tiếng ở Việt Nam của Nick Ut, Don McCullin, Robert Capa, Larry Burrows… khiến nhiều phó nháy và khách du lịch tò mò về dải đất hình chữ S thơ mộng này. Dần dần, Việt Nam trở thành điểm đến nổi tiếng và lý tưởng đối với nhiếp ảnh gia.
Chi phí ăn ở, đi lại ở Việt Nam rất đơn giản và rẻ hơn nhiều nước. Điều này phù hợp vớ đối tượng là những khách du lịch thích trải nghiệm hơn là hưởng thụ. Họ có thể tìm phòng trọ và lưu trú lại đây lâu hơn với thủ tục gia hạn hợp đồng thuê phòng rất đơn giản.
Thêm vào đó, ngày càng có nhiều người Việt Nam nói được tiếng Anh, đặc biệt trong các nhà hàng, khách sạn nên du khách và nhiếp ảnh gia sẽ không mấy khó khăn trong giao tiếp. Ngoài ra, bạn có thể di chuyển từ địa điển này sang địa điểm khác một cách thuận tiện, dễ dàng, đơn giản mà không gặp nhiều vướng mắc về thủ tục giấy tờ như khi đến một số nước khác. Khi đến Việt Nam, phó nháy có thể thoải mái chụp ảnh bao nhiêu tùy thích trừ những nơi bị giới hạn hay cấm chụp hình (số lượng những địa điểm bị cấm chụp ảnh thường rất ít). Du khách có thể tự do chụp bất cứ thứ gì mình thích, theo bất cứ phong cách nào mà không phải trả bất cứ chi phí chụp ảnh nào. Người dân bản địa cũng rất mê chụp ảnh. Do vậy, số lượng nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên rất lớn. Bạn cũng có dịp thăm quan và thưởng thức những tác phẩm trong buổi triển lãm ảnh cá nhân diễn ra thường xuyên để có thể lên ý tưởng chụp sau này cũng như định hình đối tượng trong mỗi khuôn hình của bạn.
Người dân Việt Nam vô cùng thân thiện và mến khách, vì vậy, đây là điểm đến lý tưởng cho những nhiếp ảnh gia thích chụp ảnh chân dung, con người. Họ cư xử thân thiện, không nhảy dựng nên hay cau có khi bị chụp ảnh. Thỉnh thoảng, có những người cảm thấy bẽn lẽn hay xấu hổ khi được chụp ảnh thì nhiếp ảnh gia và du khách có thể thuyết phục họ bằng thái độ chân thành.
Đến Việt Nam, du khách và nhiếp ảnh gia thường ấn tượng nhất với hình ảnh phụ nữ mặc áo dài hoặc đội nón lá. Những tác phẩm đó tạo được ấn tượng tuyệt vời đối với người xem. Khoảng 12% dân số Viêt Nam (tổng dân số Việt Nam khoảng 88 triệu dân) là người thuộc vùng dân tộc thiểu số. Vì vậy, họ sinh sống chủ yếu ở các vùng đồi núi và diện những trang phục truyền thống ấn tượng, nhiều màu sắc, bắt mắt. Đó là một trong những điểm rất dễ phân biệt họ với người Kinh sống ở đồng bằng.
Khi đi du lịch đến vùng núi phía Bắc, phó nháy có cơ hội chụp những tấm ảnh ruộng bậc thang và người dân ở các dân tộc thiểu số tuyệt đẹp. Khi đến dải đất miền Trung, bạn có thể đặt chân tới Buôn Mê Thuột để chụp những vườn cà phê ngút ngàn và những cô gái dân tộc đeo gùi đi nương rẫy.
Khi đến mảnh đất hình chữ S xinh đẹp, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng nhiều kiến trúc độc đáo về đền chùa ở Việt Nam. Khi đến miền Bắc, du khách bắt gặp nhiều ngôi chùa Phật giáo với kiến trúc cổ kính ấn tượng. Còn ở miền Trung, phó nháy sẽ ghé thăm công trình tuyệt đẹp của cộng đồng người Chăm ở Mỹ Sơn, trong đó có quần thể tháp Chăm. Phong cảnh hữu tình là một trong những thế mạnh của Việt Nam. Đâu đâu, du khách và nhiếp ảnh gia cũng sẽ gặp được những cảnh núi non, sông nước hùng vĩ, nên thơ. Do đó, phó nháy thỏa sức chụp những khuôn hình tuyệt đẹp.
Cuộc sống của người dân ở vùng sông nước miền Tây nổi tiếng với những khu chợ nổi trên sông buôn bán nhiều loại hoa quả hay những đầm nuôi tôm cá rộng mênh mông. Những hình ảnh này thường có sức hấp dẫn với các nhiếp ảnh gia khi đến Việt Nam du lịch, khám phá. Nếu phó nháy là đối tượng thích chụp ảnh tài liệu thì có thể đến Bảo tàng Lịch sử Quân sự, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh…. Tại đây, bạn sẽ có được những tấm hình đẹp về một thời chiến tranh ác liệt và vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
Theo nhận định của Huffington Post, bên cạnh văn hóa, con người thì nhiếp ảnh góp phần không nhỏ vào việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh của một đất nước ra thế giới. Việt Nam là ví dụ điển hình cho việc sử dụng sức mạnh mềm trên để quảng bá hình ảnh.
Những tấm ảnh chiến trường nổi tiếng ở Việt Nam của Nick Ut, Don McCullin, Robert Capa, Larry Burrows… khiến nhiều phó nháy và khách du lịch tò mò về dải đất hình chữ S thơ mộng này. Dần dần, Việt Nam trở thành điểm đến nổi tiếng và lý tưởng đối với nhiếp ảnh gia.
Chi phí ăn ở, đi lại ở Việt Nam rất đơn giản và rẻ hơn nhiều nước. Điều này phù hợp vớ đối tượng là những khách du lịch thích trải nghiệm hơn là hưởng thụ. Họ có thể tìm phòng trọ và lưu trú lại đây lâu hơn với thủ tục gia hạn hợp đồng thuê phòng rất đơn giản.
Thêm vào đó, ngày càng có nhiều người Việt Nam nói được tiếng Anh, đặc biệt trong các nhà hàng, khách sạn nên du khách và nhiếp ảnh gia sẽ không mấy khó khăn trong giao tiếp. Ngoài ra, bạn có thể di chuyển từ địa điển này sang địa điểm khác một cách thuận tiện, dễ dàng, đơn giản mà không gặp nhiều vướng mắc về thủ tục giấy tờ như khi đến một số nước khác.
Khi đến Việt Nam, phó nháy có thể thoải mái chụp ảnh bao nhiêu tùy thích trừ những nơi bị giới hạn hay cấm chụp hình (số lượng những địa điểm bị cấm chụp ảnh thường rất ít). Du khách có thể tự do chụp bất cứ thứ gì mình thích, theo bất cứ phong cách nào mà không phải trả bất cứ chi phí chụp ảnh nào. Người dân bản địa cũng rất mê chụp ảnh. Do vậy, số lượng nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên rất lớn. Bạn cũng có dịp thăm quan và thưởng thức những tác phẩm trong buổi triển lãm ảnh cá nhân diễn ra thường xuyên để có thể lên ý tưởng chụp sau này cũng như định hình đối tượng trong mỗi khuôn hình của bạn.
Người dân Việt Nam vô cùng thân thiện và mến khách, vì vậy, đây là điểm đến lý tưởng cho những nhiếp ảnh gia thích chụp ảnh chân dung, con người. Họ cư xử thân thiện, không nhảy dựng nên hay cau có khi bị chụp ảnh. Thỉnh thoảng, có những người cảm thấy bẽn lẽn hay xấu hổ khi được chụp ảnh thì nhiếp ảnh gia và du khách có thể thuyết phục họ bằng thái độ chân thành.
Đến Việt Nam, du khách và nhiếp ảnh gia thường ấn tượng nhất với hình ảnh phụ nữ mặc áo dài hoặc đội nón lá. Những tác phẩm đó tạo được ấn tượng tuyệt vời đối với người xem. Khoảng 12% dân số Viêt Nam (tổng dân số Việt Nam khoảng 88 triệu dân) là người thuộc vùng dân tộc thiểu số. Vì vậy, họ sinh sống chủ yếu ở các vùng đồi núi và diện những trang phục truyền thống ấn tượng, nhiều màu sắc, bắt mắt. Đó là một trong những điểm rất dễ phân biệt họ với người Kinh sống ở đồng bằng.
Khi đi du lịch đến vùng núi phía Bắc, phó nháy có cơ hội chụp những tấm ảnh ruộng bậc thang và người dân ở các dân tộc thiểu số tuyệt đẹp. Khi đến dải đất miền Trung, bạn có thể đặt chân tới Buôn Mê Thuột để chụp những vườn cà phê ngút ngàn và những cô gái dân tộc đeo gùi đi nương rẫy.
Khi đến mảnh đất hình chữ S xinh đẹp, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng nhiều kiến trúc độc đáo về đền chùa ở Việt Nam. Khi đến miền Bắc, du khách bắt gặp nhiều ngôi chùa Phật giáo với kiến trúc cổ kính ấn tượng. Còn ở miền Trung, phó nháy sẽ ghé thăm công trình tuyệt đẹp của cộng đồng người Chăm ở Mỹ Sơn, trong đó có quần thể tháp Chăm. Phong cảnh hữu tình là một trong những thế mạnh của Việt Nam. Đâu đâu, du khách và nhiếp ảnh gia cũng sẽ gặp được những cảnh núi non, sông nước hùng vĩ, nên thơ. Do đó, phó nháy thỏa sức chụp những khuôn hình tuyệt đẹp.
Cuộc sống của người dân ở vùng sông nước miền Tây nổi tiếng với những khu chợ nổi trên sông buôn bán nhiều loại hoa quả hay những đầm nuôi tôm cá rộng mênh mông. Những hình ảnh này thường có sức hấp dẫn với các nhiếp ảnh gia khi đến Việt Nam du lịch, khám phá. Nếu phó nháy là đối tượng thích chụp ảnh tài liệu thì có thể đến Bảo tàng Lịch sử Quân sự, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh…. Tại đây, bạn sẽ có được những tấm hình đẹp về một thời chiến tranh ác liệt và vẻ vang của dân tộc Việt Nam.