Eddie Adams (1933 – 2004) là nhiếp ảnh gia người Mỹ được biết đến qua các bức chân dung của nhân vật nổi tiếng, chính trị gia, đồng thời là phóng viên chiến trường, nhà báo ảnh xuất sắc. Ông đã có mặt tại 13 cuộc chiến, từ chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam đến chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.
Bức ảnh nổi tiếng nhất trong sự nghiệp
của Eddie Adams được chụp khi ông là phóng viên của hãng thông tấn
Associated Press (AP). Đó là bức ảnh Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia của chế độ Sài Gòn Nguyễn Ngọc Loan bắn thẳng vào đầu một chiến sĩ cộng sản trên đường phố Sài Gòn ngày 1/2/1968. Adams đã giành được giải
Pulitzer năm 1969 cho hạng mục Ảnh sự kiện và giải thưởng Ảnh Báo chí
Thế giới năm 1968 nhờ bức ảnh này. Françoise Demulder (1947 - 2008) là một nữ phóng viên nhiếp ảnh chiến tranh người Pháp. Từng học triết học tại Paris và có thời gian ngắn làm người mẫu, nhưng bà đã bỏ tất cả vì sự đam mê công việc của một phóng viên chiến trường. Bà bắt đầu sự nghiệp năm 1972 tại Việt Nam, ở tuổi 25. Ngày 30/4/1975, Demulder là phóng viên duy nhất chụp được khoảnh khắc chiếc xe tăng Giải phóng húc đổ cổng của Dinh Độc Lập, đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh Việt Nam. Henri Huet (1927 –1971, quốc tịch Pháp, có mẹ là người Việt) là một phóng viên ảnh nổi tiếng của AP trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Đến Việt Nam từ năm 1965, ông đã bị thương nặng vào năm 1967 và đã được AP chuyển về văn phòng tại Tokyo. Nhưng ngay sau đó ông lại yêu cầu được chuyển trở lại chiến trường Việt Nam. Henri Huet mất do tai nạn máy bay trực thăng tại Lào cùng 3 phóng viên khác năm 1971.
Các hình ảnh của Huet có ảnh hưởng
mạnh đến dư luận tại Mỹ. Một trong những ảnh đáng nhớ nhất của ông
có Binh nhất Thomas Cole, một người cứu thương trẻ của Sư đoàn Kỵ binh I
của quân đội Mỹ, đang săn sóc các binh sĩ bạn mặc dù anh ta cũng đã
bị thương. Horst Faas (người Đức, 1933-2012) là một phóng viên ảnh huyền thoại của hãng thông tấn AP và thế giới nói chung. Ông đến Việt Nam năm 1962 và là người đứng đầu bộ phận ảnh của AP tại Sài Gòn suốt cho đến 1970. Trực tiếp cầm máy trên chiến trường, ông từng bị thương nặng ở chân năm 1967 do bom đạn. Không chỉ chụp ảnh về chiến sự, Faas còn tuyển dụng và đào tạo nhiều tay máy, trong đó có Huỳnh Công Út, nổi tiếng với cái tên Nick Út.
Một tấm ảnh về chiến tranh Việt Nam
của Horst Faas đã đoạt giải Pulitzer năm 1965. Bức ảnh ghi lại cảnh một
người cha ôm xác con nhìn lên chiếc xe chở lính Sài Gòn. Đứa bé thiệt
mạng khi quân lực Sài Gòn tấn công vào một ngôi làng gần biên giới
Campuchia. Hubert van Es (1941 - 2009) là một nhiếp ảnh gia người Hà Lan có mặt tại Việt Nam để làm việc cho hãng thông tấn và United Press International (UPI) vào năm 1975, thời điểm cuộc chiến đã đến hồi kết. Ông là người đã thực hiện bức ảnh nổi tiếng ngày 29/4/1975, ghi lại cảnh đám đông di tản chen nhau lên một máy bay trực thăng đậu trên nóc một tòa nhà của CIA tại Sài Gòn. Larry Burrows (người Anh, 1926 - 1971) là phóng viên ảnh của tạp chí Life. Đến Việt nam từ năm 1962, ông một trong những nhiếp ảnh gia có mặt sớm và xây dựng được sự nổi tiếng của mình tại Việt Nam. Ông mất năm 1971 cùng Henri Huet và hai phóng viên khác trong vụ rơi trực thăng ở Lào.
Những phóng sự ảnh của Larry Burrows
xuất hiện trên tạp chí Life đã làm bàng hoàng về sự tàn khốc cuộc chiến
ở Việt Nam. Một trong những loạt ảnh nổi tiếng nhất của ông xuất bản
trên tạp chí LIFE ngày 16/4/1965, có tựa đề "Một ngày bay cùng Yankee
Papa 13" đã tái hiện lại một ngày chết chóc của binh sĩ Mỹ tại một đơn
vị Trực Thăng ở Việt Nam. Malcolm W. Browne (người Mỹ, 1933 - 2012) vốn là một nhà hóa học nhưng tham gia quân dịch vào cuối cuộc Chiến tranh Triều Tiên, sau đó gia nhập hãng thông tấn AP và làm trưởng đại diện AP ở Đông Dương từ 1961 - 1968. Ông là một trong những nhà báo đầu tiên thường trú đưa tin về Chiến tranh Việt Nam.
Bức ảnh nổi tiếng làm nên tên tuổi của
Browne là ảnh chụp cảnh tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức năm
1963. Bức ảnh giành giải Ảnh Báo chí Thế giới năm 1963 và được đánh giá
là bức ảnh làm đổi thay lịch sử. Bức ảnh đã khiến Tổng thống Mỹ giận dữ,
mở đường cho việc nước Mỹ chấm dứt sự ủng hộ của mình với chính quyền
Ngô Đình Diệm. Nick Út, tên thật Huỳnh Công Út, (người Mỹ gốc Việt, sinh năm 1951 sinh tại Long An) là phóng viên ảnh cho hãng thông tấn AP tại Việt Nam từ năm 16 tuổi. Anh ruột của ông - Huỳnh Thanh Mỹ cũng là một phóng viên chiến trường làm việc cho AP - đã chết trong Chiến tranh Việt Nam. Bản thân Nick Út cũng bị thương 3 lần trong Chiến tranh Việt Nam. Ông là người chụp bức ảnh em bé Phan Thị Kim Phúc và những đứa trẻ khác bị bỏng do bom napalm của Mỹ tại
Trảng Bàng - Tây Ninh ngày 8/6/1972. Sau khi công bố, bức ảnh trở nên
nổi tiếng và mang lại cho ông giải Pulitzer 1973. Bức ảnh này đã đi vào
lịch sử với cái tên “Em bé Napalm”, được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có
tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do Đại học Columbia bình chọn. Philip Jones Griffiths (bên trái ảnh, người xứ Wales, 1936 - 2008) là một trong những phóng viên ảnh chiến trường nổi bật trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Đến miền Nam Việt Nam để đưa tin cho hãng thông tấn Magnum (Anh) vào năm 1965, ông đã thực hiện nhiều bức ảnh gây sốc, phơi bày sự thật trần trụi về cuộc chiến phi nghĩa do Mỹ tiến hành ở Việt Nam.
Năm 1971, cuốn sách ảnh Vietnam Inc
của ông về cuộc chiến đã tạo ra cú sốc lớn khi cho người xem một góc
nhìn chân thực hơn về cuộc chiến khủng khiếp ở Việt Nam. Những bức ảnh
đó đã góp phần thức tỉnh trái tim hàng triệu người yêu chuộng hòa bình
trên thế giới. Ảnh: Một phụ nữ Việt Nam bị thương trong cuộc giao tranh
trên đường phố Sài Gòn năm 1968. Wilfred Graham Burchett (người Australia, 1911- 1983) là một phóng viên cánh tả nổi tiếng, là phóng viên phương Tây đầu tiên có mặt và đưa tin tại Hiroshima, Nhật Bản sau khi Mỹ thả bom nguyên tử. Ông cũng là phóng viên phương Tây hiếm hoi từng sống cùng với bộ đội Việt Nam tại chiến khu Việt Bắc và chiến trường miền Nam trong hai cuộc chiến tranh của người Việt Nam chống lại quân đội Pháp và Mỹ.
Trong sự nghiệp của mình, Wilfred
Burchett đặt biệt gắn bó với Việt Nam. Mặc dù đã 60 tuổi, Burchett vẫn
đi hàng trăm km qua nhiều chiến trường, đã từng ở trong địa đạo Củ Chi
với các du kích. Bên cạnh hình ảnh chiến tranh, ông cũng thực hiện nhiều
bức ảnh đời thường, ghi lại các góc cạnh đời sống của người dân miền
Bắc. Những hình ảnh và bài viết của ông đã tác động mạnh mẽ đến cái nhìn
của công chúng thế giới về cuộc chiến giải phóng dân tộc của người Việt
Nam.
Eddie Adams (1933 – 2004) là nhiếp ảnh gia người Mỹ được biết đến qua các bức chân dung của nhân vật nổi tiếng, chính trị gia, đồng thời là phóng viên chiến trường, nhà báo ảnh xuất sắc. Ông đã có mặt tại 13 cuộc chiến, từ chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam đến chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.
Bức ảnh nổi tiếng nhất trong sự nghiệp
của Eddie Adams được chụp khi ông là phóng viên của hãng thông tấn
Associated Press (AP). Đó là bức ảnh Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia của chế độ Sài Gòn Nguyễn Ngọc Loan bắn thẳng vào đầu một chiến sĩ cộng sản trên đường phố Sài Gòn ngày 1/2/1968. Adams đã giành được giải
Pulitzer năm 1969 cho hạng mục Ảnh sự kiện và giải thưởng Ảnh Báo chí
Thế giới năm 1968 nhờ bức ảnh này.
Françoise Demulder (1947 - 2008) là một nữ phóng viên nhiếp ảnh chiến tranh người Pháp. Từng học triết học tại Paris và có thời gian ngắn làm người mẫu, nhưng bà đã bỏ tất cả vì sự đam mê công việc của một phóng viên chiến trường. Bà bắt đầu sự nghiệp năm 1972 tại Việt Nam, ở tuổi 25. Ngày 30/4/1975, Demulder là phóng viên duy nhất chụp được khoảnh khắc chiếc xe tăng Giải phóng húc đổ cổng của Dinh Độc Lập, đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh Việt Nam.
Henri Huet (1927 –1971, quốc tịch Pháp, có mẹ là người Việt) là một phóng viên ảnh nổi tiếng của AP trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Đến Việt Nam từ năm 1965, ông đã bị thương nặng vào năm 1967 và đã được AP chuyển về văn phòng tại Tokyo. Nhưng ngay sau đó ông lại yêu cầu được chuyển trở lại chiến trường Việt Nam. Henri Huet mất do tai nạn máy bay trực thăng tại Lào cùng 3 phóng viên khác năm 1971.
Các hình ảnh của Huet có ảnh hưởng
mạnh đến dư luận tại Mỹ. Một trong những ảnh đáng nhớ nhất của ông
có Binh nhất Thomas Cole, một người cứu thương trẻ của Sư đoàn Kỵ binh I
của quân đội Mỹ, đang săn sóc các binh sĩ bạn mặc dù anh ta cũng đã
bị thương.
Horst Faas (người Đức, 1933-2012) là một phóng viên ảnh huyền thoại của hãng thông tấn AP và thế giới nói chung. Ông đến Việt Nam năm 1962 và là người đứng đầu bộ phận ảnh của AP tại Sài Gòn suốt cho đến 1970. Trực tiếp cầm máy trên chiến trường, ông từng bị thương nặng ở chân năm 1967 do bom đạn. Không chỉ chụp ảnh về chiến sự, Faas còn tuyển dụng và đào tạo nhiều tay máy, trong đó có Huỳnh Công Út, nổi tiếng với cái tên Nick Út.
Một tấm ảnh về chiến tranh Việt Nam
của Horst Faas đã đoạt giải Pulitzer năm 1965. Bức ảnh ghi lại cảnh một
người cha ôm xác con nhìn lên chiếc xe chở lính Sài Gòn. Đứa bé thiệt
mạng khi quân lực Sài Gòn tấn công vào một ngôi làng gần biên giới
Campuchia.
Hubert van Es (1941 - 2009) là một nhiếp ảnh gia người Hà Lan có mặt tại Việt Nam để làm việc cho hãng thông tấn và United Press International (UPI) vào năm 1975, thời điểm cuộc chiến đã đến hồi kết. Ông là người đã thực hiện bức ảnh nổi tiếng ngày 29/4/1975, ghi lại cảnh đám đông di tản chen nhau lên một máy bay trực thăng đậu trên nóc một tòa nhà của CIA tại Sài Gòn.
Larry Burrows (người Anh, 1926 - 1971) là phóng viên ảnh của tạp chí Life. Đến Việt nam từ năm 1962, ông một trong những nhiếp ảnh gia có mặt sớm và xây dựng được sự nổi tiếng của mình tại Việt Nam. Ông mất năm 1971 cùng Henri Huet và hai phóng viên khác trong vụ rơi trực thăng ở Lào.
Những phóng sự ảnh của Larry Burrows
xuất hiện trên tạp chí Life đã làm bàng hoàng về sự tàn khốc cuộc chiến
ở Việt Nam. Một trong những loạt ảnh nổi tiếng nhất của ông xuất bản
trên tạp chí LIFE ngày 16/4/1965, có tựa đề "Một ngày bay cùng Yankee
Papa 13" đã tái hiện lại một ngày chết chóc của binh sĩ Mỹ tại một đơn
vị Trực Thăng ở Việt Nam.
Malcolm W. Browne (người Mỹ, 1933 - 2012) vốn là một nhà hóa học nhưng tham gia quân dịch vào cuối cuộc Chiến tranh Triều Tiên, sau đó gia nhập hãng thông tấn AP và làm trưởng đại diện AP ở Đông Dương từ 1961 - 1968. Ông là một trong những nhà báo đầu tiên thường trú đưa tin về Chiến tranh Việt Nam.
Bức ảnh nổi tiếng làm nên tên tuổi của
Browne là ảnh chụp cảnh tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức năm
1963. Bức ảnh giành giải Ảnh Báo chí Thế giới năm 1963 và được đánh giá
là bức ảnh làm đổi thay lịch sử. Bức ảnh đã khiến Tổng thống Mỹ giận dữ,
mở đường cho việc nước Mỹ chấm dứt sự ủng hộ của mình với chính quyền
Ngô Đình Diệm.
Nick Út, tên thật Huỳnh Công Út, (người Mỹ gốc Việt, sinh năm 1951 sinh tại Long An) là phóng viên ảnh cho hãng thông tấn AP tại Việt Nam từ năm 16 tuổi. Anh ruột của ông - Huỳnh Thanh Mỹ cũng là một phóng viên chiến trường làm việc cho AP - đã chết trong Chiến tranh Việt Nam. Bản thân Nick Út cũng bị thương 3 lần trong Chiến tranh Việt Nam.
Ông là người chụp bức ảnh em bé Phan Thị Kim Phúc và những đứa trẻ khác bị bỏng do bom napalm của Mỹ tại
Trảng Bàng - Tây Ninh ngày 8/6/1972. Sau khi công bố, bức ảnh trở nên
nổi tiếng và mang lại cho ông giải Pulitzer 1973. Bức ảnh này đã đi vào
lịch sử với cái tên “Em bé Napalm”, được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có
tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do Đại học Columbia bình chọn.
Philip Jones Griffiths (bên trái ảnh, người xứ Wales, 1936 - 2008) là một trong những phóng viên ảnh chiến trường nổi bật trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Đến miền Nam Việt Nam để đưa tin cho hãng thông tấn Magnum (Anh) vào năm 1965, ông đã thực hiện nhiều bức ảnh gây sốc, phơi bày sự thật trần trụi về cuộc chiến phi nghĩa do Mỹ tiến hành ở Việt Nam.
Năm 1971, cuốn sách ảnh Vietnam Inc
của ông về cuộc chiến đã tạo ra cú sốc lớn khi cho người xem một góc
nhìn chân thực hơn về cuộc chiến khủng khiếp ở Việt Nam. Những bức ảnh
đó đã góp phần thức tỉnh trái tim hàng triệu người yêu chuộng hòa bình
trên thế giới. Ảnh: Một phụ nữ Việt Nam bị thương trong cuộc giao tranh
trên đường phố Sài Gòn năm 1968.
Wilfred Graham Burchett (người Australia, 1911- 1983) là một phóng viên cánh tả nổi tiếng, là phóng viên phương Tây đầu tiên có mặt và đưa tin tại Hiroshima, Nhật Bản sau khi Mỹ thả bom nguyên tử. Ông cũng là phóng viên phương Tây hiếm hoi từng sống cùng với bộ đội Việt Nam tại chiến khu Việt Bắc và chiến trường miền Nam trong hai cuộc chiến tranh của người Việt Nam chống lại quân đội Pháp và Mỹ.
Trong sự nghiệp của mình, Wilfred
Burchett đặt biệt gắn bó với Việt Nam. Mặc dù đã 60 tuổi, Burchett vẫn
đi hàng trăm km qua nhiều chiến trường, đã từng ở trong địa đạo Củ Chi
với các du kích. Bên cạnh hình ảnh chiến tranh, ông cũng thực hiện nhiều
bức ảnh đời thường, ghi lại các góc cạnh đời sống của người dân miền
Bắc. Những hình ảnh và bài viết của ông đã tác động mạnh mẽ đến cái nhìn
của công chúng thế giới về cuộc chiến giải phóng dân tộc của người Việt
Nam.