Trong bộ sưu tập "Sài Gòn từ thành thị phong kiến đến thành phố kiểu phương Tây" đang được trưng bày tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (đường Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM), nhiều ảnh tư liệu quý phản ánh quá trình chuyển mình của Sài Gòn - Gia Định trong thế kỷ 19. Hình ảnh trên là tranh vẽ một khu phố khoảng đầu thế kỷ 19, thời điểm thực dân Pháp chưa tấn công thành phố. Tranh vẽ quang cảnh Kinh (Kênh) Lớn, nhìn từ sông Sài Gòn, năm 1860. Khi Pháp chiếm thành phố, Kinh Lớn được đổi tên thành Kênh đào Charner. Hai bên bờ kênh là con đường chạy song song mang tên Rigault de Genouilly và Charner.Bức ảnh chụp rạch Thị Nghè những năm 60 của thế kỷ 19 với nhà tranh, con thuyền nhỏ. Khi quy hoạch, người Pháp giới hạn thành phố bao quanh rạch Thị Nghè, Bến Nghé và sông Sài Gòn. Khu vực này tương ứng quận 1 ngày nay.Cảnh trên bến dưới thuyền ở rạch Bến Nghé thập niên 60 thế kỷ 19.Sự cai trị của Pháp ở Nam Kỳ được tổ chức thành 2 giai đoạn. Giai đoạn Soái phủ Nam kỳ từ năm 1861 đến năm 1879, đứng đầu là đô đốc. Giai đoạn chính phủ dân sự từ năm 1879 trở đi, đứng đầu là thống đốc. Ảnh trên là tranh vẽ nơi ở và làm việc của Đô đốc Nam kỳ - Dinh Đô đốc từ năm 1862 - 1872.Hình ảnh làng An Nam trên sông Sài Gòn thế kỷ 19.Cảnh sinh hoạt, buôn bán, giao thông trên đại lộ Charner (tên một đô đốc) cuối thế kỷ 19 (nay là đường Nguyễn Huệ), khởi thủy là kênh đào mang tên Kinh Lớn, dẫn nước từ sông Sài Gòn vào thành Gia Định. Năm 1887, người Pháp cho lấp kênh đào, cải tạo thành đại lộ như ngày nay.Đại lộ Norodom năm 1896 (nay là đường Lê Duẩn). Đại lộ dài khoảng 2 km nối Thảo cầm viên với Dinh Norodom, tên một nhà vua Campuchia từng đến thăm Sài Gòn (sau là Dinh Độc Lập).
Trong bộ sưu tập "Sài Gòn từ thành thị phong kiến đến thành phố kiểu phương Tây" đang được trưng bày tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (đường Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM), nhiều ảnh tư liệu quý phản ánh quá trình chuyển mình của Sài Gòn - Gia Định trong thế kỷ 19. Hình ảnh trên là tranh vẽ một khu phố khoảng đầu thế kỷ 19, thời điểm thực dân Pháp chưa tấn công thành phố.
Tranh vẽ quang cảnh Kinh (Kênh) Lớn, nhìn từ sông Sài Gòn, năm 1860. Khi Pháp chiếm thành phố, Kinh Lớn được đổi tên thành Kênh đào Charner. Hai bên bờ kênh là con đường chạy song song mang tên Rigault de Genouilly và Charner.
Bức ảnh chụp rạch Thị Nghè những năm 60 của thế kỷ 19 với nhà tranh, con thuyền nhỏ. Khi quy hoạch, người Pháp giới hạn thành phố bao quanh rạch Thị Nghè, Bến Nghé và sông Sài Gòn. Khu vực này tương ứng quận 1 ngày nay.
Cảnh trên bến dưới thuyền ở rạch Bến Nghé thập niên 60 thế kỷ 19.
Sự cai trị của Pháp ở Nam Kỳ được tổ chức thành 2 giai đoạn. Giai đoạn Soái phủ Nam kỳ từ năm 1861 đến năm 1879, đứng đầu là đô đốc. Giai đoạn chính phủ dân sự từ năm 1879 trở đi, đứng đầu là thống đốc. Ảnh trên là tranh vẽ nơi ở và làm việc của Đô đốc Nam kỳ - Dinh Đô đốc từ năm 1862 - 1872.
Hình ảnh làng An Nam trên sông Sài Gòn thế kỷ 19.
Cảnh sinh hoạt, buôn bán, giao thông trên đại lộ Charner (tên một đô đốc) cuối thế kỷ 19 (nay là đường Nguyễn Huệ), khởi thủy là kênh đào mang tên Kinh Lớn, dẫn nước từ sông Sài Gòn vào thành Gia Định. Năm 1887, người Pháp cho lấp kênh đào, cải tạo thành đại lộ như ngày nay.
Đại lộ Norodom năm 1896 (nay là đường Lê Duẩn). Đại lộ dài khoảng 2 km nối Thảo cầm viên với Dinh Norodom, tên một nhà vua Campuchia từng đến thăm Sài Gòn (sau là Dinh Độc Lập).