Có nghề trồng hoa từ lâu đời, làng hoa Ngọc Hà ở Hà Nội là làng hoa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam từ hàng thế kỷ trước. Cho đến những năm 1970, làng Ngọc Hà vẫn còn là một làng trồng hoa chuyên cung cấp hoa tươi trong nội thành Hà Nội. Tiếc rằng, do cơ chế thị trường, nghề trồng hoa ở làng dần dần mai một. Ngày nay, chỉ còn rất ít hộ ở Ngọc Hà duy trì nghề truyền thống của cha anh. Dù vậy, những hình ảnh của làng hoa Ngọc Hà vẫn mãi mãi trường tồn trong thi ca, văn học… Làng hoa Tây Tựu thuộc xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội nổi tiếng là vùng cung cấp hoa tươi chính cho thủ đô và nhiều tỉnh thành lân cận. Trên diện tích hơn 400ha, các loại hoa được trồng chủ yếu là: Hồng, cúc, đồng tiền, ly, phăng xê, cẩm chướng, loa kèn… Những cánh đồng hoa rộng mênh mông với hàng trăm sắc màu khoe sắc, Tây Tựu còn là địa điểm thu hút rất nhiều bạn trẻ và các cặp vợ chồng sắp cưới đến chụp ảnh. Ảnh: Flickr.Làng hoa đào Nhật Tân nằm ven Hồ Tây, thuộc Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Cứ khoảng 20 tháng Chạp, làng Nhật Tân lại rực lên sắc đào hồng trong không khí nhộn nhịp của ngày giáp Tết. Hoa đào Nhật Tân đã trở thành một nét riêng, một thương hiệu của đất Hà Thành mà dường như không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán. Làng Hạ Lũng xưa, nay là làng Đằng Hải thuộc quận Hải An, TP. Hải Phòng, nổi tiếng với nghề trồng hoa đã có từ hàng trăm năm nay. Trên mảnh đất đầy nắng, gió và mặn mòi của biển này, có rất nhiều hoa tươi khoe sắc. Nổi tiếng nhất là các loại hoa lay-ơn, hoa hồng, hoa cúc... Chợ hoa Hạ Lũng cũng có lịch sử lâu đời với những nét độc đáo riêng. Làng hoa Thái Phiên, thuộc phường 12, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 7 km. So với nhiều khu vực ở thành phố cao nguyên này, Thái Phiên điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để trồng hoa. Nếu trước đây Thái Phiên chỉ trồng một số loại hoa như cúc, lay ơn, hồng, cẩm tú cầu thì nay làng còn trồng nhiều giống hoa nhập ngoại từ Pháp, Nhật, Indonesia, Hà Lan… Do được canh tác quanh năm nên lúc nào những luống hoa ở Thái Phiên cũng tràn đầy sức sống. Cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 2 km về hướng Tây, làng hoa Hà Đông được thành lập vào những năm 1940 bởi 35 hộ dân đến từ Hà Nội. Ngày nay Hà Đông được coi là làng chuyên canh hoa đầu tiên của Đà Lạt. Đây cũng là điểm dừng chân hấp dẫn với du khách muốn ngắm nhìn những vườn hoa sặc sỡ. Cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 3km, dù không lâu năm như làng hoa Thái Phiên, Hà Đông, Vạn Thành được biết đến là làng hoa lớn nhất thành phố này. Làng được hình thành từ hàng chục năm trước, khi những người trồng hoa ở tỉnh Hà Nam di cư vào Đà Lạt lập nghiệp. Thế mạnh nổi bật của Vạn Thành là hoa hồng. Đây là nơi cung cấp đến 80% sản lượng hoa hồng của toàn thành phố. Làng hoa Sa Đéc nằm trong địa phận xã Tân Qui Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp được coi là một trung tâm hoa cảnh lớn nhất của miền Nam. Khi cánh én bay về báo hiệu mùa xuân đã đến, cũng là lúc làng hoa Sa Đéc vào hội. Từng đoàn tàu, xe tấp nập đổ về. Đủ các loài hoa, kiểng khoe sắc hối hả theo nhau chảy về thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh bạn để khoe sắc, khoe màu trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc… Vời tuổi đời gần 6 thập niên, ấp Phước Định thuộc xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long là vựa mai nổi tiếng bậc nhất cả nước. Nơi đây có khoảng 360 hộ thì đến 330 hộ đã có mai. Nhà nhà trồng mai; hộ nhiều, hộ ít, nhưng ít thì cũng có vài chục cây kiểng mai vàng. Nếu tính tuổi mai, nhiều nhà vườn còn giữ được những cây kiểng cổ đã có vài chục năm đến cả 100 năm. Chơi vơi giữa dòng sông Tiền bao la, làng nghề sản xuất hoa kiểng Cái Mơn (xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre) vang danh cả nước. Làng có hàng ngàn hộ tham gia trồng các loại hoa truyền thống như: vạn thọ, hoa giấy, cúc đại đóa, cúc mâm xôi, thược dược, cẩm chướng… Đặc biệt, Cái Mơn còn là nơi lưu giữ được hàng chục giống hoa hồng: hồng nhung đỏ thắm, mượt mà; hồng lay-ơn màu tím sen; hồng Elizabeth phơn phớt: hồng Korokit màu gạch tôm, rồi hồng vàng, hồng đỏ, hồng cam, hồng phấn… Ảnh: Phuot.vn.
Có nghề trồng hoa từ lâu đời, làng hoa Ngọc Hà ở Hà Nội là làng hoa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam từ hàng thế kỷ trước. Cho đến những năm 1970, làng Ngọc Hà vẫn còn là một làng trồng hoa chuyên cung cấp hoa tươi trong nội thành Hà Nội. Tiếc rằng, do cơ chế thị trường, nghề trồng hoa ở làng dần dần mai một. Ngày nay, chỉ còn rất ít hộ ở Ngọc Hà duy trì nghề truyền thống của cha anh. Dù vậy, những hình ảnh của làng hoa Ngọc Hà vẫn mãi mãi trường tồn trong thi ca, văn học…
Làng hoa Tây Tựu thuộc xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội nổi tiếng là vùng cung cấp hoa tươi chính cho thủ đô và nhiều tỉnh thành lân cận. Trên diện tích hơn 400ha, các loại hoa được trồng chủ yếu là: Hồng, cúc, đồng tiền, ly, phăng xê, cẩm chướng, loa kèn… Những cánh đồng hoa rộng mênh mông với hàng trăm sắc màu khoe sắc, Tây Tựu còn là địa điểm thu hút rất nhiều bạn trẻ và các cặp vợ chồng sắp cưới đến chụp ảnh. Ảnh: Flickr.
Làng hoa đào Nhật Tân nằm ven Hồ Tây, thuộc Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Cứ khoảng 20 tháng Chạp, làng Nhật Tân lại rực lên sắc đào hồng trong không khí nhộn nhịp của ngày giáp Tết. Hoa đào Nhật Tân đã trở thành một nét riêng, một thương hiệu của đất Hà Thành mà dường như không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán.
Làng Hạ Lũng xưa, nay là làng Đằng Hải thuộc quận Hải An, TP. Hải Phòng, nổi tiếng với nghề trồng hoa đã có từ hàng trăm năm nay. Trên mảnh đất đầy nắng, gió và mặn mòi của biển này, có rất nhiều hoa tươi khoe sắc. Nổi tiếng nhất là các loại hoa lay-ơn, hoa hồng, hoa cúc... Chợ hoa Hạ Lũng cũng có lịch sử lâu đời với những nét độc đáo riêng.
Làng hoa Thái Phiên, thuộc phường 12, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 7 km. So với nhiều khu vực ở thành phố cao nguyên này, Thái Phiên điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để trồng hoa. Nếu trước đây Thái Phiên chỉ trồng một số loại hoa như cúc, lay ơn, hồng, cẩm tú cầu thì nay làng còn trồng nhiều giống hoa nhập ngoại từ Pháp, Nhật, Indonesia, Hà Lan… Do được canh tác quanh năm nên lúc nào những luống hoa ở Thái Phiên cũng tràn đầy sức sống.
Cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 2 km về hướng Tây, làng hoa Hà Đông được thành lập vào những năm 1940 bởi 35 hộ dân đến từ Hà Nội. Ngày nay Hà Đông được coi là làng chuyên canh hoa đầu tiên của Đà Lạt. Đây cũng là điểm dừng chân hấp dẫn với du khách muốn ngắm nhìn những vườn hoa sặc sỡ.
Cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 3km, dù không lâu năm như làng hoa Thái Phiên, Hà Đông, Vạn Thành được biết đến là làng hoa lớn nhất thành phố này. Làng được hình thành từ hàng chục năm trước, khi những người trồng hoa ở tỉnh Hà Nam di cư vào Đà Lạt lập nghiệp. Thế mạnh nổi bật của Vạn Thành là hoa hồng. Đây là nơi cung cấp đến 80% sản lượng hoa hồng của toàn thành phố.
Làng hoa Sa Đéc nằm trong địa phận xã Tân Qui Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp được coi là một trung tâm hoa cảnh lớn nhất của miền Nam. Khi cánh én bay về báo hiệu mùa xuân đã đến, cũng là lúc làng hoa Sa Đéc vào hội. Từng đoàn tàu, xe tấp nập đổ về. Đủ các loài hoa, kiểng khoe sắc hối hả theo nhau chảy về thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh bạn để khoe sắc, khoe màu trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc…
Vời tuổi đời gần 6 thập niên, ấp Phước Định thuộc xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long là vựa mai nổi tiếng bậc nhất cả nước. Nơi đây có khoảng 360 hộ thì đến 330 hộ đã có mai. Nhà nhà trồng mai; hộ nhiều, hộ ít, nhưng ít thì cũng có vài chục cây kiểng mai vàng. Nếu tính tuổi mai, nhiều nhà vườn còn giữ được những cây kiểng cổ đã có vài chục năm đến cả 100 năm.
Chơi vơi giữa dòng sông Tiền bao la, làng nghề sản xuất hoa kiểng Cái Mơn (xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre) vang danh cả nước. Làng có hàng ngàn hộ tham gia trồng các loại hoa truyền thống như: vạn thọ, hoa giấy, cúc đại đóa, cúc mâm xôi, thược dược, cẩm chướng… Đặc biệt, Cái Mơn còn là nơi lưu giữ được hàng chục giống hoa hồng: hồng nhung đỏ thắm, mượt mà; hồng lay-ơn màu tím sen; hồng Elizabeth phơn phớt: hồng Korokit màu gạch tôm, rồi hồng vàng, hồng đỏ, hồng cam, hồng phấn… Ảnh: Phuot.vn.