Mới đây, loạt ảnh các thanh niên “tự sướng” trong hoặc trước khi đến các đám tang lại một lần nữa khiến cộng đồng mạng sôi sục. Trong ảnh là một chàng trai cười nhăn nhở ngay trong đám tang của bà mình, một phần chiếc quan tài cũng bị lọt vào khung hình...Nam thanh niên này cũng khoe ra bộ mặt khả ố ngay cạnh di ảnh người bà mới mất của mình, chụp ảnh lại và đăng lên mạng xã hội.
Cô gái đăng bức ảnh này kèm với những dòng cảm xúc đau thương. Nhưng ngược lại vẻ mặt của cô ta lại hoàn toàn mâu thuẫn với những dòng mô tả đó. Tật “tự sướng” mọi lúc mọi nơi của các bạn trẻ này đang bị chỉ trích rất kịch liệt.
Ở Anh Quốc, phong trào chụp ảnh đốt váy cưới của các cặp cô dâu, chú rể nở rộ từ đầu hè năm nay. Các cặp đôi sẽ tìm mọi cách để “phá hoại” chiếc váy cưới. Họ dùng xăng, dầu, chất dẫn lửa để đốt chiếc váy trong khi cô dâu vẫn đang mặc nó. Với các cặp đôi, đây được coi là một cách lưu giữ kỷ niệm “không đụng hàng”. Tuy nhiên, trò nghịch này luôn ẩn chứa mối nguy hiểm kinh người bởi ngọn lửa cháy to rất dễ dẫn đến hỏa hoạn hoặc gây bỏng cho người mặc váy cưới. Từ 2 tháng nay, trên Twitter xuất hiện rất nhiều những bức ảnh ngã cầu thang do các thanh niên, bạn trẻ đăng tải. Họ chụp ảnh trong những tư thế ngã lăn lộn, nằm sấp trên sàn như vừa bị ngã cầu thang. Thậm chí có người còn tự lao mình xuống cầu thang và chụp những bức ảnh trong lúc đang rơi và khoe lên mạng như một trò vui. Phong trào chụp ảnh này bị đánh giá là rất nguy hiểm và hoàn toàn vô bổ. Kiểu chụp ảnh liếm tay nắm cửa của nữ sinh Nhật Bản cũng khiến cộng đồng mạng nước này “điên đảo” bởi mức độ quái dị, chẳng giống ai đã đi đến cực điểm. Điều đặc biệt, không ai biết kiểu chụp ảnh này do ai khởi xướng, nguồn gốc từ đâu và dùng để mô tả điều gì... Chỉ biết các cô gái Nhật Bản vẫn “thi nhau” chụp và khoe những bức ảnh vừa xấu xí vừa phản cảm này lên mạng.Ngoài những lời chê bai như: “dị hợm”, “điên rồ” và “mất vệ sinh”... kiểu chụp ảnh này thực sự không mang lại điều gì tốt đẹp khác. Nó còn khiến nhiều người phải suy nghĩ về cách chạy theo phong trào mù quáng của một bộ phận giới trẻ.
Mới đây, loạt ảnh các thanh niên “tự sướng” trong hoặc trước khi đến các đám tang lại một lần nữa khiến cộng đồng mạng sôi sục. Trong ảnh là một chàng trai cười nhăn nhở ngay trong đám tang của bà mình, một phần chiếc quan tài cũng bị lọt vào khung hình...
Nam thanh niên này cũng khoe ra bộ mặt khả ố ngay cạnh di ảnh người bà mới mất của mình, chụp ảnh lại và đăng lên mạng xã hội.
Cô gái đăng bức ảnh này kèm với những dòng cảm xúc đau thương. Nhưng ngược lại vẻ mặt của cô ta lại hoàn toàn mâu thuẫn với những dòng mô tả đó. Tật “tự sướng” mọi lúc mọi nơi của các bạn trẻ này đang bị chỉ trích rất kịch liệt.
Ở Anh Quốc, phong trào chụp ảnh đốt váy cưới của các cặp cô dâu, chú rể nở rộ từ đầu hè năm nay.
Các cặp đôi sẽ tìm mọi cách để “phá hoại” chiếc váy cưới. Họ dùng xăng, dầu, chất dẫn lửa để đốt chiếc váy trong khi cô dâu vẫn đang mặc nó.
Với các cặp đôi, đây được coi là một cách lưu giữ kỷ niệm “không đụng hàng”. Tuy nhiên, trò nghịch này luôn ẩn chứa mối nguy hiểm kinh người bởi ngọn lửa cháy to rất dễ dẫn đến hỏa hoạn hoặc gây bỏng cho người mặc váy cưới.
Từ 2 tháng nay, trên Twitter xuất hiện rất nhiều những bức ảnh ngã cầu thang do các thanh niên, bạn trẻ đăng tải. Họ chụp ảnh trong những tư thế ngã lăn lộn, nằm sấp trên sàn như vừa bị ngã cầu thang.
Thậm chí có người còn tự lao mình xuống cầu thang và chụp những bức ảnh trong lúc đang rơi và khoe lên mạng như một trò vui. Phong trào chụp ảnh này bị đánh giá là rất nguy hiểm và hoàn toàn vô bổ.
Kiểu chụp ảnh liếm tay nắm cửa của nữ sinh Nhật Bản cũng khiến cộng đồng mạng nước này “điên đảo” bởi mức độ quái dị, chẳng giống ai đã đi đến cực điểm. Điều đặc biệt, không ai biết kiểu chụp ảnh này do ai khởi xướng, nguồn gốc từ đâu và dùng để mô tả điều gì... Chỉ biết các cô gái Nhật Bản vẫn “thi nhau” chụp và khoe những bức ảnh vừa xấu xí vừa phản cảm này lên mạng.
Ngoài những lời chê bai như: “dị hợm”, “điên rồ” và “mất vệ sinh”... kiểu chụp ảnh này thực sự không mang lại điều gì tốt đẹp khác. Nó còn khiến nhiều người phải suy nghĩ về cách chạy theo phong trào mù quáng của một bộ phận giới trẻ.