Sau một ngày đăng tải, bộ ảnh “Đứa trẻ công nghệ” được chia sẻ “chóng mặt” trên các trang mạng. “Nhiều ông bố bà mẹ chọn cách đưa cho con đồ chơi công nghệ để nó im lặng, để nó không khóc. Việc trông trẻ sẽ như phơi quần áo. Phơi ra lúc sáng đi làm rồi trưa về cất chúng...".“Chúng hét lên khi không được chơi. Chúng đòi chơi... Chúng không nghe bất cứ điều gì từ ba mẹ”.“Những đứa trẻ dần bị rơi vào ảo giác, chúng ngủ, nằm mơ, mình bay bổng giữa thế giới ảo. Sợi dây kia là dây mạng...đã trói buộc chúng với internet. Dần dần chúng sẽ rơi xuống những hố sâu mà chúng không có phản kháng gì”.“Và như vậy, đứa bé lớn lên như một hạt giống, được tưới tâm hồn từ những chiếc smartphone. Nhưng hãy nhìn vẻ mặt của đứa trẻ, đôi tay thân hình của đứa bé. Đôi mắt vô hồn không sức sống, đôi tay bé nhỏ ôm lây thân hình không đủ dưỡng chất, thể chất”.“Đứa trẻ dần lệ thuộc vào chiếc smartphone...Đứa bé không nhanh nhẹn không hoạt bát. Nó dần thích bóng tối, con người của nó đang dần lùi vào bóng tối với chiếc điện thoại thông minh trong tay”.“Và xem lại đi hỡi những ông bố bà mẹ, tưới tắm cho nhiều dinh dưỡng từ smartphone, nó trở thành gì khi vô tâm?”.“Nó chơi cho dù thế giới bên ngoài, cuộc sống là muôn màu…“Khi nó thức dậy, bóng tối vây quanh nó nhưng điều nó quan tâm kìa...”“Smartphone như con dao rỉ hoèn 2 lưỡi. Người biết sử dụng thì sẽ mài bóng và sử dụng tốt con dao. Người không biết dùng thì con dao sẽ cực kì nguy hiểm”.“Đến một thời điểm nó sẽ thấy thất vọng về bản thân những thứ nó đã bỏ qua”.“Nó nghĩ nó có phép thuật, đứng trong hào quang…”“Nó ngủ quên, nó không quan tâm điều gì ngoại trừ việc giữ lấy chiếc smartphone”.“Nhưng rồi một ngày, xã hội thế giới sẽ cho nó hay. Nó chỉ là một thằng bé đơn độc, gầy yếu...Nó nhìn về nơi xa xăm, nó ít nói đi và nghĩ nhiều hơn”.“Nó đứng trên tầng thượng, nó lườm mọi thứ, nó nghĩ nó là siêu nhân”. Bộ ảnh đã nói lên hệ lụy đáng tiếc mà các bậc cha mẹ đang nuông chiều con cái bằng những món đồ công nghệ vô hồn. Sự vô tình đó đã, đang và làm những đứa trẻ xa dần với cuộc sống thực, suốt ngày chìm đắm bên chiếc điện thoại thông minh và sống ảo với những điều nó nghĩ.
Sau một ngày đăng tải, bộ ảnh “Đứa trẻ công nghệ” được chia sẻ “chóng mặt” trên các trang mạng. “Nhiều ông bố bà mẹ chọn cách đưa cho con đồ chơi công nghệ để nó im lặng, để nó không khóc. Việc trông trẻ sẽ như phơi quần áo. Phơi ra lúc sáng đi làm rồi trưa về cất chúng...".
“Chúng hét lên khi không được chơi. Chúng đòi chơi... Chúng không nghe bất cứ điều gì từ ba mẹ”.
“Những đứa trẻ dần bị rơi vào ảo giác, chúng ngủ, nằm mơ, mình bay bổng giữa thế giới ảo. Sợi dây kia là dây mạng...đã trói buộc chúng với internet. Dần dần chúng sẽ rơi xuống những hố sâu mà chúng không có phản kháng gì”.
“Và như vậy, đứa bé lớn lên như một hạt giống, được tưới tâm hồn từ những chiếc smartphone. Nhưng hãy nhìn vẻ mặt của đứa trẻ, đôi tay thân hình của đứa bé. Đôi mắt vô hồn không sức sống, đôi tay bé nhỏ ôm lây thân hình không đủ dưỡng chất, thể chất”.
“Đứa trẻ dần lệ thuộc vào chiếc smartphone...Đứa bé không nhanh nhẹn không hoạt bát. Nó dần thích bóng tối, con người của nó đang dần lùi vào bóng tối với chiếc điện thoại thông minh trong tay”.
“Và xem lại đi hỡi những ông bố bà mẹ, tưới tắm cho nhiều dinh dưỡng từ smartphone, nó trở thành gì khi vô tâm?”.
“Nó chơi cho dù thế giới bên ngoài, cuộc sống là muôn màu…
“Khi nó thức dậy, bóng tối vây quanh nó nhưng điều nó quan tâm kìa...”
“Smartphone như con dao rỉ hoèn 2 lưỡi. Người biết sử dụng thì sẽ mài bóng và sử dụng tốt con dao. Người không biết dùng thì con dao sẽ cực kì nguy hiểm”.
“Đến một thời điểm nó sẽ thấy thất vọng về bản thân những thứ nó đã bỏ qua”.
“Nó nghĩ nó có phép thuật, đứng trong hào quang…”
“Nó ngủ quên, nó không quan tâm điều gì ngoại trừ việc giữ lấy chiếc smartphone”.
“Nhưng rồi một ngày, xã hội thế giới sẽ cho nó hay. Nó chỉ là một thằng bé đơn độc, gầy yếu...Nó nhìn về nơi xa xăm, nó ít nói đi và nghĩ nhiều hơn”.
“Nó đứng trên tầng thượng, nó lườm mọi thứ, nó nghĩ nó là siêu nhân”. Bộ ảnh đã nói lên hệ lụy đáng tiếc mà các bậc cha mẹ đang nuông chiều con cái bằng những món đồ công nghệ vô hồn. Sự vô tình đó đã, đang và làm những đứa trẻ xa dần với cuộc sống thực, suốt ngày chìm đắm bên chiếc điện thoại thông minh và sống ảo với những điều nó nghĩ.