" Gọi hồn Charlie" là trò chơi đang làm dấy lên nhiều tranh cãi trong cộng đồng giới trẻ Việt, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên. Trong trò chơi này, nhóm bạn hai người sẽ thực hiện một "nghi lễ" để gọi một "hồn ma" có tên Charlie lên nói chuyện. Charlie sẽ trả lời các câu hỏi đúng hoặc sai thông qua chuyển động của hai cây bút chạm đầu nhau."Gọi hồn Charlie" là trò chơi giống với "Pencil game", một trò chơi cổ truyền thống của Mexico dùng để gọi những oan hồn. Mỗi người cầm ba cây bút chì và sắp xếp chúng sao cho ba cây bút tạo thành một hình vuông. Đưa hai đầu của thanh bút chạm vào nhau. Cả hai bạn cùng nhau nói hai lần: “Charlie, Charile, can we play?”. Nếu cây bút di chuyển vào bên trong, câu trả lời sẽ là Yes (có). Nếu cây viết di chuyển ra bên ngoài, câu trả lời sẽ là No (không).Cứ như vậy, các bạn trẻ có thể hỏi Charlie những câu hỏi liên quan đến bản thân và nhận câu trả lời từ "hồn ma". Khi kết thúc trò chơi rùng rợn này, cả hai bạn hãy cùng đồng thanh nói “Charlie, Charlie, can we stop”. Khi cây bút di chuyển vào trong hoặc lên trên, bạn thả chúng xuống sàn nhà và nói “Goodbye” để phá vỡ liên hệ.Các clip "Gọi hồn Charlie" trong lớp học được học sinh đăng tải gần đây thường thu hút khá nhiều người xem bởi sự tò mò. Trò chơi cũng gây nên nhiều tranh cãi, số đông phản đối việc gọi được hồn ma lên và cho rằng việc những cây bút di chuyển được là do những yếu tố liên quan đến trọng lực và lực đẩy tay của những người chơi. Tuy vậy cũng có không ít bạn trẻ "tin sái cổ" màn gọi hồn này và bỏ thời gian ra để tham gia, truyền bá.Trò chơi đoán màu của chiếc váy khó hiểu nhất hành tinh cũng từng gây nên tranh cãi trên toàn thế giới, với vô số bạn trẻ tham gia. Xuất phát từ mạng Twitter, hình ảnh chiếc váy không rõ là màu xanh đen hay vàng trắng bỗng lan truyền đến khắp thế giới với những ghi nhận, kết quả xét màu khác nhau.Trong trò chơi đoán màu này, do người thì nhìn chiếc váy có màu xanh đen, người lại nhìn chiếc váy có màu trắng vàng... nên kết quả cuối cùng cũng phải mất một thời gian để được phát hiện. Thậm chí, các nhà khoa học cũng đã tham gia vào trò chơi này để tìm ra lời giải cuối cùng.Sau nhiều ngày tranh cãi, cư dân mạng quốc tế đã tìm ra lời giải cơ bản cho trò chơi đoán màu chiếc váy này. Việc màu sắc của chiếc váy thay đổi được kết luận là do các môi trường sáng, độ sáng tối và cân bằng trắng của màn hình sử dụng để xem ảnh chiếc váy này.Trò chơi tìm hình vẽ bí ẩn trên trang bìa cuốn truyện tranh Chrononauts phát hành mới đây cũng cuốn nhiều bạn trẻ vào vòng tranh luận. Nhiều người sau khi xem bìa cuốn truyện này cho rằng ở giữa hình vẽ chiếc đồng hồ ở góc bên trái trang bìa có một hình vẽ khác ẩn bên trong. Trong khi đó nhiều người khác lại không thể thấy hình ảnh này và cho đó chỉ là điều "hư cấu", bịa đặt.Câu trả lời đến từ tác giả của bộ truyện - Mark Millar và Sean Murphy. Họ cho cho biết một vài người thấy chiếc đồng hồ cát màu xanh lá cây nằm bên trong - điều này là chính xác. Họ cũng chia sẻ thêm, những ai mắc chứng mù màu mới nhìn được chiếc đồng hồ cát. Căn bệnh này hiếm gặp với tỷ lệ 1/15.Murphy giải thích trên Twitter, ảo ảnh này giống "mực vô hình", từng được sử dụng để gửi tin nhắn trong thời kỳ chiến tranh.
" Gọi hồn Charlie" là trò chơi đang làm dấy lên nhiều tranh cãi trong cộng đồng giới trẻ Việt, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên. Trong trò chơi này, nhóm bạn hai người sẽ thực hiện một "nghi lễ" để gọi một "hồn ma" có tên Charlie lên nói chuyện. Charlie sẽ trả lời các câu hỏi đúng hoặc sai thông qua chuyển động của hai cây bút chạm đầu nhau.
"Gọi hồn Charlie" là trò chơi giống với "Pencil game", một trò chơi cổ truyền thống của Mexico dùng để gọi những oan hồn. Mỗi người cầm ba cây bút chì và sắp xếp chúng sao cho ba cây bút tạo thành một hình vuông. Đưa hai đầu của thanh bút chạm vào nhau. Cả hai bạn cùng nhau nói hai lần: “Charlie, Charile, can we play?”. Nếu cây bút di chuyển vào bên trong, câu trả lời sẽ là Yes (có). Nếu cây viết di chuyển ra bên ngoài, câu trả lời sẽ là No (không).
Cứ như vậy, các bạn trẻ có thể hỏi Charlie những câu hỏi liên quan đến bản thân và nhận câu trả lời từ "hồn ma". Khi kết thúc trò chơi rùng rợn này, cả hai bạn hãy cùng đồng thanh nói “Charlie, Charlie, can we stop”. Khi cây bút di chuyển vào trong hoặc lên trên, bạn thả chúng xuống sàn nhà và nói “Goodbye” để phá vỡ liên hệ.
Các clip "Gọi hồn Charlie" trong lớp học được học sinh đăng tải gần đây thường thu hút khá nhiều người xem bởi sự tò mò. Trò chơi cũng gây nên nhiều tranh cãi, số đông phản đối việc gọi được hồn ma lên và cho rằng việc những cây bút di chuyển được là do những yếu tố liên quan đến trọng lực và lực đẩy tay của những người chơi. Tuy vậy cũng có không ít bạn trẻ "tin sái cổ" màn gọi hồn này và bỏ thời gian ra để tham gia, truyền bá.
Trò chơi đoán màu của chiếc váy khó hiểu nhất hành tinh cũng từng gây nên tranh cãi trên toàn thế giới, với vô số bạn trẻ tham gia. Xuất phát từ mạng Twitter, hình ảnh chiếc váy không rõ là màu xanh đen hay vàng trắng bỗng lan truyền đến khắp thế giới với những ghi nhận, kết quả xét màu khác nhau.
Trong trò chơi đoán màu này, do người thì nhìn chiếc váy có màu xanh đen, người lại nhìn chiếc váy có màu trắng vàng... nên kết quả cuối cùng cũng phải mất một thời gian để được phát hiện. Thậm chí, các nhà khoa học cũng đã tham gia vào trò chơi này để tìm ra lời giải cuối cùng.
Sau nhiều ngày tranh cãi, cư dân mạng quốc tế đã tìm ra lời giải cơ bản cho trò chơi đoán màu chiếc váy này. Việc màu sắc của chiếc váy thay đổi được kết luận là do các môi trường sáng, độ sáng tối và cân bằng trắng của màn hình sử dụng để xem ảnh chiếc váy này.
Trò chơi tìm hình vẽ bí ẩn trên trang bìa cuốn truyện tranh Chrononauts phát hành mới đây cũng cuốn nhiều bạn trẻ vào vòng tranh luận. Nhiều người sau khi xem bìa cuốn truyện này cho rằng ở giữa hình vẽ chiếc đồng hồ ở góc bên trái trang bìa có một hình vẽ khác ẩn bên trong. Trong khi đó nhiều người khác lại không thể thấy hình ảnh này và cho đó chỉ là điều "hư cấu", bịa đặt.
Câu trả lời đến từ tác giả của bộ truyện - Mark Millar và Sean Murphy. Họ cho cho biết một vài người thấy chiếc đồng hồ cát màu xanh lá cây nằm bên trong - điều này là chính xác. Họ cũng chia sẻ thêm, những ai mắc chứng mù màu mới nhìn được chiếc đồng hồ cát. Căn bệnh này hiếm gặp với tỷ lệ 1/15.Murphy giải thích trên Twitter, ảo ảnh này giống "mực vô hình", từng được sử dụng để gửi tin nhắn trong thời kỳ chiến tranh.