Mới đây, bức ảnh được chia sẻ trên một diễn đàn giáo dục được đặt tên “Áp lực" nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ cùng sự đồng cảm của thầy cô giáo. Trong lớp, một học trò đứng lên phát biểu, xung quanh là thầy cô đứng kín lớp học dự giờ.Nhiều giáo viên cho rằng hình ảnh này không phải hiếm, có thể bắt gặp ở bất cứ ngôi trường nào khi hoạt động dự giờ đã trở thành thường xuyên. Dù đột xuất hay được thông báo trước, dự giờ trở thành hoạt động chuyên môn góp phần cải thiện chất lượng giảng dạy. Trong ảnh là tập thể giáo viên tổ Tin thuộc quận Ngô Quyền (Hải Phòng) tham gia dự giờ.Trường tiểu học thuộc tỉnh Kon Tum ghi lại hình ảnh 40 cán bộ, giáo viên thuộc 5 trường khác trong cụm dự giờ lớp học theo mô hình VNEN. Theo nhà trường, đây là dịp để giáo viên giao lưu, học tập, rút kinh nghiệm.Buổi dự giờ tại trường tiểu học huyện Đông Triều, Quảng Ninh có sự tham gia của Ban giám hiệu, nhiều giáo viên cốt cán và học sinh của các trường khác. Thầy cô chụp ảnh, quay phim diễn biến của lớp học.Tại tiết dự giờ môn Ngữ văn của một trường ở huyện Tiên Yên, Quảng Ninh, giáo viên đứng vây kín các học sinh lớp 6.“Khi xem những bức ảnh này, tôi nhớ lại tuổi thơ của mình từng trải qua những tiết dự giờ đầy căng thẳng. Trước mỗi buổi, học sinh thường được học trước chương trình, giáo viên phân công sẵn người trả lời… Ngày ấy, tôi từng được nhiều điểm 10 khi tham gia phát biểu trong buổi dự giờ, cảm giác rất vui. Nhưng lớn lên, tôi thấy mọi chuyện thật đáng buồn, vì hoạt động này chỉ là hình thức, không hề mang lại chất lượng”, độc giả Minh Quân bày tỏ.Tại một trường mầm non ở Đà Nẵng, giáo viên ngồi kín hai bên lớp học với số lượng đông gấp nhiều lần học sinh trong lớp. Bạn Bình Nguyên chia sẻ những giờ học như thế này gây nhiều tranh cãi nhưng trên thực tế rất cần thiết. Qua tiết dạy được chuẩn bị trước, người dự giờ mới nắm được các hình thức và phương pháp dạy học phù hợp nội dung bài. Bài học ở trường sư phạm và thực tế giảng dạy quá xa nhau.Một tiết học dự giờ tại huyện Duy Tiên, Hà Nam. Đánh giá về mô hình này, cô Hoàng Linh (giáo viên tại Hà Nội) chia sẻ: Hoạt động dự giờ chỉ nên dừng lại ở việc giáo viên trong trường học hỏi kinh nghiệm. Số lượng giáo viên quá đông đến từ trường khác sẽ tạo tâm lý áp lực cho học sinh, ảnh hưởng việc tiếp thu bài vở của các em.
Mới đây, bức ảnh được chia sẻ trên một diễn đàn giáo dục được đặt tên “Áp lực" nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ cùng sự đồng cảm của thầy cô giáo. Trong lớp, một học trò đứng lên phát biểu, xung quanh là thầy cô đứng kín lớp học dự giờ.
Nhiều giáo viên cho rằng hình ảnh này không phải hiếm, có thể bắt gặp ở bất cứ ngôi trường nào khi hoạt động dự giờ đã trở thành thường xuyên. Dù đột xuất hay được thông báo trước, dự giờ trở thành hoạt động chuyên môn góp phần cải thiện chất lượng giảng dạy. Trong ảnh là tập thể giáo viên tổ Tin thuộc quận Ngô Quyền (Hải Phòng) tham gia dự giờ.
Trường tiểu học thuộc tỉnh Kon Tum ghi lại hình ảnh 40 cán bộ, giáo viên thuộc 5 trường khác trong cụm dự giờ lớp học theo mô hình VNEN. Theo nhà trường, đây là dịp để giáo viên giao lưu, học tập, rút kinh nghiệm.
Buổi dự giờ tại trường tiểu học huyện Đông Triều, Quảng Ninh có sự tham gia của Ban giám hiệu, nhiều giáo viên cốt cán và học sinh của các trường khác. Thầy cô chụp ảnh, quay phim diễn biến của lớp học.
Tại tiết dự giờ môn Ngữ văn của một trường ở huyện Tiên Yên, Quảng Ninh, giáo viên đứng vây kín các học sinh lớp 6.
“Khi xem những bức ảnh này, tôi nhớ lại tuổi thơ của mình từng trải qua những tiết dự giờ đầy căng thẳng. Trước mỗi buổi, học sinh thường được học trước chương trình, giáo viên phân công sẵn người trả lời… Ngày ấy, tôi từng được nhiều điểm 10 khi tham gia phát biểu trong buổi dự giờ, cảm giác rất vui. Nhưng lớn lên, tôi thấy mọi chuyện thật đáng buồn, vì hoạt động này chỉ là hình thức, không hề mang lại chất lượng”, độc giả Minh Quân bày tỏ.
Tại một trường mầm non ở Đà Nẵng, giáo viên ngồi kín hai bên lớp học với số lượng đông gấp nhiều lần học sinh trong lớp. Bạn Bình Nguyên chia sẻ những giờ học như thế này gây nhiều tranh cãi nhưng trên thực tế rất cần thiết. Qua tiết dạy được chuẩn bị trước, người dự giờ mới nắm được các hình thức và phương pháp dạy học phù hợp nội dung bài. Bài học ở trường sư phạm và thực tế giảng dạy quá xa nhau.
Một tiết học dự giờ tại huyện Duy Tiên, Hà Nam. Đánh giá về mô hình này, cô Hoàng Linh (giáo viên tại Hà Nội) chia sẻ: Hoạt động dự giờ chỉ nên dừng lại ở việc giáo viên trong trường học hỏi kinh nghiệm. Số lượng giáo viên quá đông đến từ trường khác sẽ tạo tâm lý áp lực cho học sinh, ảnh hưởng việc tiếp thu bài vở của các em.