Thời gian gần đây, cư dân mạng Trung Quốc xôn xao trước những bức ảnh rắn 5 đầu kỳ quái kèm theo bình luận của một cư dân mạng: "Trước đây chỉ nghe nói rắn 2 đầu, 3 đầu chứ chưa từng nghĩ thế giới lại có rắn 5 đầu". Thực ra những bức ảnh này đã từng gây xôn xao cộng đồng mạng thế giới vào cuối năm 2011. Con rắn "lạ" này được cho là xuất hiện ở gần một ngôi đền của Ấn Độ.
Tuy nhiên, lục lại hồ sơ thì đây thực chất chỉ là một trò bịp của photoshop mà thôi. Trên thực tế, những bức ảnh gốc là về con rắn một đầu thông thường, được một blogger chụp tại Thái Lan từ năm 2003. Một cư dân mạng đã "vui tính" chỉnh sửa lại, tung lên mạng để "tạo sóng".
Một bức ảnh khác của "rắn 5 đầu" kỳ quái gây xôn xao... ... và đây là bức ảnh nguyên bản. Giữa tháng 7/2012, cộng đồng mạng Việt "dậy sóng" trước một bức ảnh được cho là "quái vật sông Hồng" do một thành viên trên một diễn đàn đăng tải kèm theo lời "tường thuật" rằng khi anh ta đang câu ở sông Hồng, bỗng dưng nhô lên từ mặt nước một một cái đầu đen sì. Vì nhô lên, lại ngụp nhanh, trong cảnh sóng mạnh, nên không rõ hình thù lắm. Tuy nhiên loáng cái anh ta thấy cái đầu đó giống đầu con trăn, nhưng to gấp trăm lần... Tuy nhiên không lâu sau khi được chia sẻ, bức ảnh "quái vật sông Hồng" đã bị "lật tẩy". Các chuyên gia photoshop khẳng định bức ảnh thật ra chỉ là trò bịp bằng photoshop. Một số người hiểu biết về photoshop gắn hình "quái vật" vào tấm ảnh trên mạng.Những tháng cuối năm 2012, tấm ảnh một cô gái với "chiếc đuôi" dài hơn 30cm, mọc ra từ xương cụt xuất hiện trên website Qiqu (Trung Quốc) đã khiến cho cộng đồng mạng "sửng sốt". Tuy nhiên, đây là một bức ảnh chưa được kiếm chứng nên nhiều người nghi ngờ đây chỉ là một sản phẩm được tạo ra bởi công nghệ photoshop mà thôi. Theo một số nghiên cứu, người có đuôi là một dị tật bẩm sinh rất hiếm, khoảng 1/1 triệu trẻ sơ sinh và thường hay xuất hiện ở các bé trai. Vào mùa hè 2011, một nhân viên của một công ty phần mềm ở Hà Nội đã phát hiện ra trong những bức ảnh chụp vào đêm cuối kỳ nghỉ ở Đồ Sơn, có một tấm xuất hiện một bóng người mờ ảo, không đầu đứng giữa đường ở cuối bãi tắm 3. Giải thích bức ảnh này, một nhà ngoại cảm giải thích: người chụp có thể đã ghi lại khoảnh khắc hiếm hoi của thế giới tâm linh, nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó chỉ là "trò đùa của ánh sáng".Ít lâu sau đó, một bức ảnh được cho là ảnh ma khác lại xuất hiện khiến nhiều người hoang mang. Theo đó, một nhóm nam nữ thanh niên, nhân buổi tối đi dạo Hồ Gươm sau khi nhờ người qua đường chụp hộ vài bức ảnh làm kỷ niệm đã phát hiện ở giữa ba bức ảnh vừa được chụp hiện lên khuôn mặt mờ ảo, và “ma quái” của của một người phụ nữ trung niên. Tuy nhiên, những thành viên có nhiều kinh nghiệm chụp ảnh đã khẳng định, không cần dùng đến photoshop, bất cứ ai cũng có thể tạo một bức hình "ma" như vậy bằng chính chiếc máy ảnh du lịch cá nhân của mình.Trong cộng đồng mạng Việt Nam còn xuất hiện nhiều bức "ảnh ma" khác, là sản phẩm của sắp đặt có chủ ý hoặc phần mềm máy tính. Ví dụ như bức ảnh "uống trà đá cùng ma" là kết quả của phần mềm xử lý ảnh khá phổ biến trên các smartphone.Bức ảnh "ma hiện hồn ở Đê La Thành" này bị chê là xử lý photoshop quá nghiệp dư.Cuối tháng 3/2013, bức ảnh được cho là chụp chân dung của người ngoài hành tinh với đôi mắt to lồi, chân tay mảnh khảnh, mang nhiều nét tương đồng với nhân vật người ngoài hành tinh trong các bộ phim của Hollywood của một người dân Côn Đảo, Vũng Tàu đã khiến rất nhiều người tò mò. Nhiều người bày tỏ sự nghi ngờ về tính trung thực của bức ảnh, rằng đây có thể là sản phẩm của photoshop hoặc là do máy điện thoại đã cài hiệu ứng chụp ảnh bởi chuyện này đã nhiều lần xảy ra trong quá khứ.
Đầu năm 2013, chị Phạm Thị Ngoan ở huyện Yên Định (Thanh Hóa) cho biết đã chụp hình ảnh của một em bé đang chơi trên đê, cùng một “người ngoài hành tinh” với dáng vóc rất lạ: mắt to, tay dài, chân ngắn, nhỏ bé. Tấm hình khiến dân chúng xôn xao, thậm chí còn lập bát hương để thờ cúng. Tuy nhiên, sau khi chính quyền và công an vào cuộc, chị Ngoan, người chụp bức ảnh trên đã phải thành khẩn khai báo rằng bức ảnh được chụp với hiệu ứng từ chế độ chụp ảnh camera trong điện thoại của chị.
Một sự việc khác liên quan đến tin đồn người ngoài hành tinh ở Thanh Hoá là việc anh Lê Khắc Đạt ở Hoằng Hà, Hoằng Hóa tung bức ảnh chụp ngày 9/12/2012 với chi tiết “chiếc đĩa bay” trên bầu trời.
Tuy nhiên, sau đó một thời gian, những bức ảnh tương tự được cư dân mạng "sản xuất" hàng loạt cho thấy quá dễ dàng tạo ra "vật thể lạ" tương tự với một người biết chút ít về chỉnh sửa ảnh trên photoshop.
Thời gian gần đây, cư dân mạng Trung Quốc xôn xao trước những bức ảnh rắn 5 đầu kỳ quái kèm theo bình luận của một cư dân mạng: "Trước đây chỉ nghe nói rắn 2 đầu, 3 đầu chứ chưa từng nghĩ thế giới lại có rắn 5 đầu". Thực ra những bức ảnh này đã từng gây xôn xao cộng đồng mạng thế giới vào cuối năm 2011. Con rắn "lạ" này được cho là xuất hiện ở gần một ngôi đền của Ấn Độ.
Tuy nhiên, lục lại hồ sơ thì đây thực chất chỉ là một trò bịp của photoshop mà thôi. Trên thực tế, những bức ảnh gốc là về con rắn một đầu thông thường, được một blogger chụp tại Thái Lan từ năm 2003. Một cư dân mạng đã "vui tính" chỉnh sửa lại, tung lên mạng để "tạo sóng".
Một bức ảnh khác của "rắn 5 đầu" kỳ quái gây xôn xao...
... và đây là bức ảnh nguyên bản.
Giữa tháng 7/2012, cộng đồng mạng Việt "dậy sóng" trước một bức ảnh được cho là "quái vật sông Hồng" do một thành viên trên một diễn đàn đăng tải kèm theo lời "tường thuật" rằng khi anh ta đang câu ở sông Hồng, bỗng dưng nhô lên từ mặt nước một một cái đầu đen sì. Vì nhô lên, lại ngụp nhanh, trong cảnh sóng mạnh, nên không rõ hình thù lắm. Tuy nhiên loáng cái anh ta thấy cái đầu đó giống đầu con trăn, nhưng to gấp trăm lần... Tuy nhiên không lâu sau khi được chia sẻ, bức ảnh "quái vật sông Hồng" đã bị "lật tẩy". Các chuyên gia photoshop khẳng định bức ảnh thật ra chỉ là trò bịp bằng photoshop.
Một số người hiểu biết về photoshop gắn hình "quái vật" vào tấm ảnh trên mạng.
Những tháng cuối năm 2012, tấm ảnh một cô gái với "chiếc đuôi" dài hơn 30cm, mọc ra từ xương cụt xuất hiện trên website Qiqu (Trung Quốc) đã khiến cho cộng đồng mạng "sửng sốt". Tuy nhiên, đây là một bức ảnh chưa được kiếm chứng nên nhiều người nghi ngờ đây chỉ là một sản phẩm được tạo ra bởi công nghệ photoshop mà thôi. Theo một số nghiên cứu, người có đuôi là một dị tật bẩm sinh rất hiếm, khoảng 1/1 triệu trẻ sơ sinh và thường hay xuất hiện ở các bé trai.
Vào mùa hè 2011, một nhân viên của một công ty phần mềm ở Hà Nội đã phát hiện ra trong những bức ảnh chụp vào đêm cuối kỳ nghỉ ở Đồ Sơn, có một tấm xuất hiện một bóng người mờ ảo, không đầu đứng giữa đường ở cuối bãi tắm 3. Giải thích bức ảnh này, một nhà ngoại cảm giải thích: người chụp có thể đã ghi lại khoảnh khắc hiếm hoi của thế giới tâm linh, nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó chỉ là "trò đùa của ánh sáng".
Ít lâu sau đó, một bức ảnh được cho là ảnh ma khác lại xuất hiện khiến nhiều người hoang mang. Theo đó, một nhóm nam nữ thanh niên, nhân buổi tối đi dạo Hồ Gươm sau khi nhờ người qua đường chụp hộ vài bức ảnh làm kỷ niệm đã phát hiện ở giữa ba bức ảnh vừa được chụp hiện lên khuôn mặt mờ ảo, và “ma quái” của của một người phụ nữ trung niên. Tuy nhiên, những thành viên có nhiều kinh nghiệm chụp ảnh đã khẳng định, không cần dùng đến photoshop, bất cứ ai cũng có thể tạo một bức hình "ma" như vậy bằng chính chiếc máy ảnh du lịch cá nhân của mình.
Trong cộng đồng mạng Việt Nam còn xuất hiện nhiều bức "ảnh ma" khác, là sản phẩm của sắp đặt có chủ ý hoặc phần mềm máy tính. Ví dụ như bức ảnh "uống trà đá cùng ma" là kết quả của phần mềm xử lý ảnh khá phổ biến trên các smartphone.
Bức ảnh "ma hiện hồn ở Đê La Thành" này bị chê là xử lý photoshop quá nghiệp dư.
Cuối tháng 3/2013, bức ảnh được cho là chụp chân dung của người ngoài hành tinh với đôi mắt to lồi, chân tay mảnh khảnh, mang nhiều nét tương đồng với nhân vật người ngoài hành tinh trong các bộ phim của Hollywood của một người dân Côn Đảo, Vũng Tàu đã khiến rất nhiều người tò mò. Nhiều người bày tỏ sự nghi ngờ về tính trung thực của bức ảnh, rằng đây có thể là sản phẩm của photoshop hoặc là do máy điện thoại đã cài hiệu ứng chụp ảnh bởi chuyện này đã nhiều lần xảy ra trong quá khứ.
Đầu năm 2013, chị Phạm Thị Ngoan ở huyện Yên Định (Thanh Hóa) cho biết đã chụp hình ảnh của một em bé đang chơi trên đê, cùng một “người ngoài hành tinh” với dáng vóc rất lạ: mắt to, tay dài, chân ngắn, nhỏ bé. Tấm hình khiến dân chúng xôn xao, thậm chí còn lập bát hương để thờ cúng. Tuy nhiên, sau khi chính quyền và công an vào cuộc, chị Ngoan, người chụp bức ảnh trên đã phải thành khẩn khai báo rằng bức ảnh được chụp với hiệu ứng từ chế độ chụp ảnh camera trong điện thoại của chị.
Một sự việc khác liên quan đến tin đồn người ngoài hành tinh ở Thanh Hoá là việc anh Lê Khắc Đạt ở Hoằng Hà, Hoằng Hóa tung bức ảnh chụp ngày 9/12/2012 với chi tiết “chiếc đĩa bay” trên bầu trời.
Tuy nhiên, sau đó một thời gian, những bức ảnh tương tự được cư dân mạng "sản xuất" hàng loạt cho thấy quá dễ dàng tạo ra "vật thể lạ" tương tự với một người biết chút ít về chỉnh sửa ảnh trên photoshop.